Lúc đó tư lệnh ngành ở đâu?

Hai việc nóng nhất trong ngành nông nghiệp: Tình trạng phân bón giả và vụ “cà phê pin” cuối cùng cũng xuất hiện trên nghị trường trong sự chờ đợi của nông dân, của nhân dân.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Hạ viện Malaysia

 Đại biểu Tô Thị Bích Châu. Ảnh: Quốc hội.

ĐBQH Tô Thị Bích Châu trong phiên thảo luận tình hình KTXH nói rất cụ thể về vụ phế phẩm cà phê nhuộm bột pin rằng: “10 ngày sau khi sự việc xảy ra tỉnh Đắk Nông mới lên tiếng khẳng định, “hỗn hợp bột pin thu giữ trong vụ việc này không dùng để sản xuất, nhuộm cà phê”. Trong 10 ngày đau đớn đó, “nông dân đã rất lao đao”.

Và nữ ĐBQH đặt câu hỏi: “Lúc đó tư lệnh ngành ở đâu?”. Theo bà, những vụ việc ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất nông sản trong nước, nhất là cà phê - mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đã khiến dư luận hoang mang, nông dân trồng cà phê bất an, trong khi đó, lại không thấy bóng dáng “tư lệnh”.

ĐBQH Trương Văn Nọ thì kể: Tôi đi tới đâu người dân cũng kêu ca vấn đề phân bón giả”. Giả đến mức, nói như ông Nguyễn Sỹ Cương: “Nhiều Cty chỉ có vài cái máy như máy trộn bêtông, trộn toàn đất sỏi cho nặng cân rồi bán”.

Chúng ta đang có gì? Đang nhập siêu gần như tuyệt đối, đến độ, nói như ĐBQH Trần Văn Túy, “xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, được hàng tỉ USD nhưng lại phải nhập tới 12-13 tỉ USD vật tư nông nghiệp, trong đó có phân bón”...

Đang có một thị trường phân bón “cả chục ngàn loại”, trong khi cơ quan quản lý, thậm chí không thể chuẩn hóa, không biết hết, không thể quản lý. Và chúng ta còn có cả những vụ phân bón giả như vụ Thuận Phong vẫn treo lơ lửng trong sự phẫn nộ, bất bình của cả nông dân lẫn những người trong cơ quan chống buôn lậu, hàng giả.

Tình trạng phân bón giả đang gây thiệt hại rất lớn đến sản xuất nông nghiệp, có thể khiến hàng vạn hộ nông dân trắng tay. Nhưng cái nguy hiểm, mà chính các vị ĐBQH cũng nhìn thấy là một thị trường hỗn loạn, là chậm trễ, bất nhất trong xử lý, sự bất lực trong quản lý của chúng ta đã nhân thiệt hại đó lên rất nhiều lần. Chính trong lúc này, nông dân, nhân dân đang cần tiếng nói của các vị ĐBQH bởi trong tay các vị đang có quyền giám sát tối cao.