Loại hết cán bộ vác ô cũng là liêm chính và kiến tạo

Phát biểu kết luận Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương ngày 2/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu, không thể để tình trạng không làm cũng không sao hoặc làm không tốt cũng không sao.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Hạ viện Malaysia

 

Trong bộ máy có tới 30% số công chức không có cũng được, bởi họ làm việc theo kiểu sáng cắp ô đi tối cắp về.

Chúng ta không thể dung túng cho sự thờ ơ, thiếu trách nhiệm, không cần nỗ lực của cán bộ. Cần cơ chế đánh giá cán bộ tốt hơn, công bằng hơn.

Chất lượng cán bộ là căn bản nhất của cải cách, của kiến tạo. Trước đây, khi là Phó Thủ tướng, ông Nguyễn Xuân Phúc từng nói thẳng: “Chạy công chức vẫn diễn ra do chế độ thi cử đầu vào bất cập. Trong bộ máy có tới 30% số công chức không có cũng được, bởi họ làm việc theo kiểu sáng cắp ô đi tối cắp về”.

Trong số cán bộ cắp ô, phần nhiều là theo tiêu chuẩn “hậu duệ” hoặc “quan hệ”. Cho nên dù bất tài vô dụng, cũng không ai làm được gì họ. Nhiều cơ quan như cái “sọt” đựng con cha cháu ông, động đến họ đâu có dễ. Làm lãnh đạo một cơ quan có nhiều công chức “hậu duệ”, cũng là cái khó, cái khổ. Tinh giản nhân sự đâu chưa thấy, coi chừng chính lãnh đạo bị tinh giản trước.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt vấn đề về động lực tăng trưởng, không chỉ để chỉ đạo kế hoạch năm 2018 tốt nhất mà còn chuẩn bị những động lực tăng trưởng mới.

Có nhiều sáng kiến khai thác các nguồn lực, nhưng động lực mạnh mẽ nhất vẫn là con người. Chúng ta đang sở hữu đội ngũ cán bộ công chức như thế nào thì sẽ có được nguồn động lực như vậy.

Đơn cử, 31/10/2018 là thời hạn Chính phủ yêu cầu cắt giảm 50% trên tổng số 5.700 điều kiện kinh doanh, nhưng đến nay, mới chỉ có Bộ Công Thương có nghị định về cắt giảm điều kiện kinh doanh, các ngành khác vẫn đang làm. Cho nên, Thủ tướng cho rằng, sức ỳ của cải cách đã xuất hiện và ngày càng lớn.

Sức ỳ, sự trì trệ của bộ máy hành chính, sự thất bại, thua lỗ của doanh nghiệp nhà nước có nguyên nhân từ số người không làm được việc gì.

Thật đáng sợ khi có một lực lượng bất tài vô dụng quá đông trong bộ máy nhà nước. Cho nên, muốn tạo ra sáng kiến cải cách gì đi nữa cũng không bằng loại bỏ hết loại cán bộ vác ô này. Cải cách trước hết là thẳng tay loại hết cán bộ được tuyển dụng theo tiêu chuẩn “hậu duệ”.

Yêu cầu của cải cách đòi hỏi phải hành động, nếu không tinh gọn được bộ máy, thì không thể để tạo ra được sự liêm chính và rất khó khăn thực hiện mục tiêu kiến tạo.

Loại bỏ hết cán bộ vác ô cũng là liêm chính, kiến tạo và tạo ra nguồn động lực thúc đẩy phát triển.