Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Lễ kỷ niệm 30 năm tái lập Văn phòng Chủ tịch nước

(Mặt trận) - Sáng 24/9, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm tái lập (25/9/1992-25/9/2022) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam đến chào từ biệt

Thủ tướng: 'Sự sống nảy sinh từ cái chết' ở Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng

Sắp xếp, tinh gọn phải nhanh, làm khẩn trương nhưng phải rất khoa học, phòng ngừa các hệ lụy, rủi ro

 
 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự lễ kỷ niệm 30 năm tái lập Văn phòng Chủ tịch nước. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Võ Văn Thưởng, Thường trực Ban Bí thư; Nguyễn Hòa Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao; Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an dự buổi lễ.

Cùng dự có Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Minh Hưng; Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, các đồng chí nguyên Phó Chủ tịch nước: Nguyễn Thị Bình, Trương Mỹ Hoa, Nguyễn Thị Doan, Đặng Thị Ngọc Thịnh; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Lê Tiến Châu cùng các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và một số địa phương, đại diện gia đình cố Chủ tịch nước Lê Đức Anh, cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang; lãnh đạo, cán bộ, công chức, người lao động Văn phòng Chủ tịch nước qua các thời kỳ.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết gửi lẵng hoa chúc mừng.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng các đại biểu thực hiện nghi thức chào cờ tại lễ kỷ niệm. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN) 

Năm 1992, Văn phòng Chủ tịch nước chính thức được tái lập, nhưng thực tế đã có bề dày gần 80 năm xây dựng, phấn đấu và trưởng thành, gắn liền với lịch sử hoạt động của Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa trước đây và nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.

Từ khi thành lập đến nay, Văn phòng Chủ tịch nước đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và rèn luyện. Trong các giai đoạn cách mạng, Văn phòng Chủ tịch nước mang các tên gọi khác nhau, song chức năng, nhiệm vụ chủ yếu vẫn là nghiên cứu, tham mưu, phục vụ Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, các nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu dự lễ kỷ niệm. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN) 

Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Lê Khánh Hải trình bày diễn văn tại Lễ kỷ niệm nhấn mạnh, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước qua các thời kỳ, Đảng ủy, lãnh đạo Văn phòng Chủ tịch nước đã không ngừng nỗ lực xây dựng tập thể cán bộ, công chức tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân; đoàn kết, gắn bó, luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, cẩn trọng, tận tụy, sáng tạo, đổi mới, nỗ lực hoàn thành khối lượng lớn các công việc được giao. Tích cực nghiên cứu, tham mưu, phục vụ Chủ tịch nước thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn trên cương vị là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại; Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân; Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương; phục vụ Phó Chủ tịch nước thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp, cũng như trên cương vị Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Bảo trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam.

Văn phòng Chủ tịch nước đã chủ động tham mưu, phục vụ có hiệu quả các hoạt động của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn trên các lĩnh vực xây dựng pháp luật, cải cách tư pháp, thi đua, khen thưởng, kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh, đối ngoại theo quy định của Hiến pháp và pháp luật và các nhiệm vụ theo phân công của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; góp phần tích cực vào thành tựu chung của hơn 35 năm đổi mới và hội nhập quốc tế sâu rộng của đất nước. Trong chặng đường 30 năm qua, Văn phòng Chủ tịch nước được từng bước kiện toàn về tổ chức, bộ máy; đến nay đã trở thành một tập thể vững mạnh, đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có trình độ, năng lực chuyên môn, được đào tạo cơ bản, đảm nhận, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Cơ sở vật chất từng bước được mở rộng, quan tâm, nâng cấp nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại lễ kỷ niệm. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN) 

Phát biểu tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc biểu dương, đánh giá cao những kết quả, thành tích xuất sắc mà các thế hệ lãnh đạo, cán bộ, nhân viên Văn phòng Chủ tịch nước đã không ngừng nỗ lực phấn đấu đạt được trong suốt gần 80 năm qua. Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, trực tiếp là Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước qua các thời kỳ, sự phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả của các Văn phòng Trung ương, các ban, bộ, ngành, sự ủng hộ, giúp đỡ của các địa phương và các tầng lớp nhân dân, Văn phòng Chủ tịch nước ngày càng lớn mạnh về mọi mặt; tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, chế độ công tác không ngừng được hoàn thiện. Các thế hệ lãnh đạo, cán bộ, công chức, người lao động Văn phòng Chủ tịch nước luôn tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân, nêu cao tinh thần trách nhiệm, sáng tạo, đổi mới; tận tụy, tâm huyết với công việc, ngày càng trưởng thành. Cán bộ, viên chức, người lao động Văn phòng Chủ tịch nước đã thực hiện tốt các chủ trương, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và lời căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nguyên Chủ tịch nước khi bàn giao công việc đầu nhiệm kỳ.

Trong quá trình hoạt động, Văn phòng cần phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các bộ, ban, ngành, địa phương trực tiếp là Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Tổng Bí thư, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ; đồng thời chú trọng đến công tác xây dựng Đảng; tham mưu tổng hợp, tham mưu chiến lược. Với những kết quả, thành tích xuất sắc đã đạt được trong quá trình xây dựng, phấn đấu và trưởng thành, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc, Văn phòng Chủ tịch nước đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận, đánh giá cao và tặng nhiều phần thưởng, danh hiệu cao quý.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại lễ kỷ niệm. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN) 

Đề cập bối cảnh tình hình đất nước và giai đoạn trước mắt vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân nỗ lực phấn đấu mạnh mẽ hơn nữa, hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Chủ tịch nước đề nghị Văn phòng Chủ tịch nước tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục khó khăn, không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả và chủ động trong công tác nghiên cứu, tham mưu tổng hợp, tham mưu chiến lược phục vụ các hoạt động đối nội, đối ngoại của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước theo quy định của Hiến pháp, pháp luật và sự phân công của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, góp phần hiện thực mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".

Cùng với đó, chú trọng và thường xuyên làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tăng cường tình đoàn kết; lãnh đạo, chỉ đạo cán bộ, đảng viên, công chức và người lao động không ngừng rèn bản lĩnh và ý chí tự cường, nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, tăng cường các biện pháp ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ, gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Chủ tịch nước cũng yêu cầu Văn phòng Chủ tịch nước thường xuyên rà soát, kiện toàn tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức với phương châm "trung thành, tận tụy, chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo"; có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức và lối sống trong sáng, không ngừng học tập, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ chuyên sâu, nhằm đáp ứng tốt yêu cầu công việc, nhạy bén với thực tiễn, nắm vững và tuân thủ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong công tác nghiên cứu, tham mưu, phục vụ các hoạt động của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, nhất là trong thời kỳ chuyển đổi số, hội nhập quốc tế sâu rộng.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho Văn phòng Chủ tịch nước. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN) 
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho Văn phòng Chủ tịch nước. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN) 

Nhấn mạnh Văn phòng Chủ tịch nước phải là cơ quan tiên phong trong việc phát động, thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, Chủ tịch nước yêu cầu Văn phòng tiếp tục xây dựng và hoàn thiện quy chế, quy trình, quy định xử lý công việc; đổi mới phương pháp, lề lối làm việc theo hướng khoa học, chuyên nghiệp; siết chặt kỷ luật, kỷ cương; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức, đảng viên trong thực thi công vụ, chấp hành quy định về việc đảng viên không được làm; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm; tạo dựng môi trường làm việc dân chủ, đoàn kết, trách nhiệm, công khai, minh bạch; xây dựng cơ quan, đơn vị, các tổ chức đoàn thể trong sạch, vững mạnh toàn diện.

Tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao Huân chương Lao động hạng Nhất tặng Văn phòng Chủ tịch nước.