Không thể hợp thức hóa tài sản bất minh

Quy định đánh thuế tài sản, thu nhập không chứng minh được nguồn gốc... dù tới 45% đang được tranh luận nóng tại Quốc hội.

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII: Tập trung vào 3 nhóm vấn đề

Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng đồng chí Đinh Thế Huynh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp Tết Nguyên đán

 ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng đặt vấn đề: Nếu nói tài sản bất minh thì ai sẽ là người đi xác minh, chứng minh tài sản, thu nhập để xác định đó là bất hợp pháp? Ảnh: SGGP

Có 3 ý kiến rất hay cần phải chép ra đây:

Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Lưu Bình Nhưỡng đặt vấn đề: Nếu nói tài sản bất minh thì ai sẽ là người đi xác minh, chứng minh tài sản, thu nhập để xác định đó là bất hợp pháp? Ông Nhưỡng - một tiến sĩ luật học, chốt lại rằng: “Khi không quy định ai làm nghĩa là ai cũng được làm mà khi ai cũng được làm thì nghĩa là sẽ không có ai làm cả”.

Ý kiến thứ hai là của ĐBQH Bùi Thị Dung, cho rằng đánh thuế 45% tài sản mà bà nói là “không chứng minh được nguồn gốc”, là rất khó khả thi, là luật pháp đã thừa nhận đó là tài sản hợp pháp, rồi sẽ chịu thuế.

Và ý kiến thứ ba là của ĐBQH Bùi Sỹ Lợi, cho rằng: “Đánh thuế 45% tài sản bất minh là biện pháp xử lý nửa vời vì nếu tài sản đã xác định là bất minh thì phải tịch thu chứ sao lại chỉ lấy 45%”. Và Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Các vấn đề xã hội cho rằng: “Phương án này phá vỡ cả lý luận và thực tiễn. Sao có thể nói tài sản bất minh thì chỉ 45% là do tham nhũng còn lại 55% thì không nên có thể được giữ lại?”.

Chúng ta đang có thực tế rất khó chấp nhận, là tỉ lệ thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng ở mức rất thấp. Ví như 2017, với thiệt hại trên 1.521 tỉ đồng và 77.057m2 đất; tuy nhiên, chỉ mới thu hồi được gần 330 tỉ đồng, 314.000 USD và 3.700m2 đất. Tỉ lệ này vào năm 2016 chỉ 38,3%. Đặc biệt, trong một số vụ án nổi cộm như vụ Huỳnh Thị Huyền Như, Cty Cho thuê tài chính 2..., số tiền thi hành án lên đến cả chục ngàn tỉ đồng nhưng số tiền thu hồi chưa đến 10%. Một trong những lý do là tài sản không được kê khai, không đứng tên người phạm tội.

Cũng có một thực tế khác, đó là những bản kê khai tài sản không phản ánh tình trạng tài sản mà “nếu đưa ra cho nhân dân đọc thì người ta sẽ nhất định không đồng tình vì vô lý lắm” - lời ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng.

Và tất nhiên, không thể không kể tới những biệt thự, biệt phủ, trang trại từ “buôn chổi đót, nuôi heo, chạy xe ôm” đang bất lực cả trong cách chứng minh cũng như việc xử lý.

Nhưng không phải vì sức ép thu hồi tài sản bất minh mà đặt ra quy định đánh thuế với tài sản không xác định được nguồn. Có lẽ, hơn ai hết, Quốc hội phải là cơ quan đề cao nguyên tắc cơ bản: Luật pháp là Nhà nước có nghĩa vụ chứng minh hợp pháp/bất hợp pháp, có vi phạm, tội phạm hoặc không. Chứ không thể vì không chứng minh được nên... đánh thuế.