Không nên phá bỏ tòa nhà Dinh Thượng thơ

Để nâng cấp trụ sở HĐND - UBND TPHCM, theo phương án thiết kế, các tòa nhà phía sau đang là trụ sở Sở Giao thông Vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông... (quay mặt ra đường Lý Tự Trọng) sẽ được xây mới cao hơn, kết nối với toà nhà UBND hiện hữu để trở thành trung tâm hành chính mới.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Hạ viện Malaysia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia

 Tòa nhà 130 tuổi ở Sài Gòn có nguy cơ bị phá bỏ. Ảnh: Zing

Có nghĩa là, toà nhà số 59-61 Lý Tự Trọng (Sở Thông tin và Truyền thông) sẽ bị đập bỏ. Tòa nhà này được người Pháp xây những năm 1860, còn gọi là Dinh Thượng thơ, có lịch sử lâu đời thứ hai của vùng đất Sài Gòn (chỉ sau căn nhà của Giám mục Bá Đa Lộc xây năm 1790 đang được bảo quản trong khuôn viên Tòa Tổng giám mục Sài Gòn).

Sở Quy hoạch - Kiến trúc TPHCM cho rằng, toà nhà 59-61 Lý Tự Trọng không thuộc “công trình bảo tồn” nên không giữ lại. Quan điểm này không thuyết phục, vì thực tế, công trình cho thấy hoàn toàn xứng đáng để bảo tồn, vì nó có giá trị lịch sử, kiến trúc và không gian đô thị.

Sài Gòn - TPHCM có sức hấp dẫn là nhờ vào Nhà thờ Đức Bà, Chợ Bến Thành, Bưu điện thành phố, Nhà hát thành phố và các tòa nhà cổ trên 100 năm. Những con đường rợp bóng cây, hai bên là những tòa nhà, ngôi biệt thự cổ có từ thời Pháp làm cho thành phố dịu lại, như một nốt nhạc trầm trong cái hổi hả của đô thị hiện đại, và Dinh Thượng Thơ 130 năm tuổi là một trong những nốt trầm rất quý hiếm.

Không phải công trình kiến trúc nào được xây từ lâu cũng là cổ, là quý. Có những thứ phải đập bỏ đi để xây dựng công trình mới hơn, đẹp hơn và đáp ứng yêu cầu sử dụng của con người hiện đại. Nhưng có những công trình không thể dể dàng đập bỏ, bởi vì nó có dấu ấn lịch sử và đặc biệt là có giá trị kiến trúc, sự có mặt của nó đồng nghĩa với sự khẳng định giá trị thẩm mỹ kiến trúc của đô thị.

Quan điểm công trình cổ phải nhường chỗ cho phát triển rất nguy hiểm, vì đến một ngày nào đó, TPHCM sẽ không còn dấu vết của kiến trúc cổ. Một thành phố không có nhiều ngôn ngữ của ký ức, không có mảng lịch sử được viết trên nền kiến trúc hoặc có nhưng quá mờ nhạt, thì Sài Gòn - TPHCM mấy trăm năm chẳng lẽ chỉ đọc trên giấy, xem trên hình.

Ý kiến đề xuất bảo tồn nguyên trạng kiến trúc và vị trí tòa nhà Dinh Thượng thơ khá thuyết phục. Đừng cho rằng, những ý kiến này đi ngược lại với yêu cầu phát triển, mà hãy tiếp thu và xem xét nghiêm túc. Xung đột giữa bảo tồn và phát triển luôn tồn tại, vấn đề là đưa ra lựa chọn đúng.

Có nhiều cách nâng cấp trụ sở HĐND-UBND TPHCM, không nên chọn cách đập bỏ tòa nhà Dinh Thượng thơ.