Italy đóng cửa tất cả, trừ hiệu thuốc và cửa hàng thực phẩm vì Covid-19

Biện pháp này được đưa ra để hạn chế đến mức tối đa việc nhiều người dân vẫn ra khỏi nhà dù không có việc cấp bách.

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương khóa XIII

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII: Tập trung vào 3 nhóm vấn đề

Thủ tướng Italy Giuseppe Conte trong đêm 11/3 tiếp tục ra lệnh đóng cửa toàn bộ cửa hàng, văn phòng, quán ăn, trừ các hiệu thuốc và cửa hàng thực phẩm nhằm ngăn dịch Covid-19 trong bối cảnh Italy  tiếp tục ghi nhận 196 bệnh nhân thiệt mạng và hơn 2.000 ca nhiễm trong ngày 11/03. Quyết định này có hiệu lực trong 14 ngày.
Ảnh minh họa: Reuters

Biện pháp này được đưa ra theo kiến nghị của vùng Lombardy, để hạn chế đến mức tối đa việc nhiều người dân vẫn ra khỏi nhà dù không có việc cấp bách, bất chấp lệnh cấm của chính quyền.

Trước đó, mặc dù phong toả toàn bộ đất nước nhưng chính quyền Italia vẫn cho phép các nhà hàng, quán bar mở cửa đến 18h hàng ngày, khiến nhiều người vẫn ra khỏi nhà. Như tại thủ đô Roma, cảnh sát cho biết trong ngày hôm qua đã phải tạm giữ và phạt ít nhất 161 người vì ra đường mà không hề có lí do khẩn cấp nào.

Trên thực tế, trong vài ngày qua một số vùng tại Italia, như vùng Campania hay Emilio-Romagna đã áp dụng một phần các biện pháp như chính phủ Italy vừa đưa ra.

Việc siết chặt hơn nữa các quy định diễn ra trong bối cảnh Italy vẫn chứng kiến số nạn nhân Covid-19 tăng rất cao sau 2 ngày phong toả toàn bộ lãnh thổ. Trong ngày 11/03, theo số liệu của Cơ quan phòng vệ dân sự Italy, đã có thêm 196 bệnh nhân thiệt mạng và trên 2 ngàn ca nhiễm mới tại Italy.

Đây đều là các con số tăng trong ngày cao nhất từ trước đến nay từ khi dịch bùng nổ ở Italy. Hiện nước này đã có tổng cộng 827 nạn nhân thiệt mạng và 12.462 ca nhiễm virus SARS-CoV2. Italia cũng là nơi có tỷ lệ tử vong do Covid-19 cao nhất trên thế giới, ở mức 6,6%, trong khi tỷ lệ này tại Trung Quốc chỉ ở mức 3-4%.

Hiện dư luận Italia đang tranh cãi rất mạnh về các thông tin cho rằng tại nhiều bệnh viện tâm dịch ở Italy, do thiếu thốn thiết bị y tế và phải làm việc quá sức, các bác sỹ Italy buộc phải lựa chọn người để cứu. Thị trưởng thành phố Bergamo ở vùng Lombardy, Giorgio Gori còn tuyên bố nhiều bệnh nhân bị bỏ mặc đến chết.

Trong lúc này, Chính phủ Italy tiếp tục phải đưa ra các biện pháp kinh tế khẩn cấp. Thủ tướng Italy, Giuseppe Conte cho biết nước này sẽ chi ra 25 tỷ Euro để cứu nền kinh tế, mức chi cao gấp 3 lần so với dự tính cách đó 1 tuần.