Hội nghị Trung ương 7: “Nóng” vấn đề kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền

Kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền là một trong những nội dung được quan tâm trong ngày làm việc thứ 2 Hội nghị Trung ương 7.

Thủ tướng: 'Sự sống nảy sinh từ cái chết' ở Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng

Sắp xếp, tinh gọn phải nhanh, làm khẩn trương nhưng phải rất khoa học, phòng ngừa các hệ lụy, rủi ro

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Vấn đề kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền là một trong những nội dung được các đại biểu thảo luận và quan tâm trong ngày làm việc thứ 2 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII . (Ảnh: TTXVN)

Đa số các ýkiến cho rằng, để chống chạy chức, chạy quyền, cần có cơ chế giám sát người đứng đầu. Người đứng đầu phải gương mẫu, kiên quyết không để người khác chạy mình. Trong ảnh: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thay mặt Bộ Chính trị điều hành phiên thảo luận (Ảnh: Xuân Dần)

Bên cạnh đó, cơ quan quản lý cán bộ cần phải có những người mẫn cán và luôn nêu cao trách nhiệm của người công chức. (Ảnh: Xuân Dần)

Liên quan đến việc bố trí Bí thư cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện không phải là người địa phương, các ý kiến phát biểu đều bày tỏ sự đồng tình và đánh giá cao chủ trương này, cho rằng, đây là giải pháp quan trọng để kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền.(Ảnh: Xuân Dần)

Thảo luận về nội dung này, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cho rằng, bố trí một cán bộ không phải là người địa phương sẽ kiểm soát được quyền lực tốt hơn, vì đồng chí đó không có mối quan hệ gia đình, dòng tộc, anh em. Ngược lại, sự giám sát của nhân dân đối với đồng chí đó cũng sẽ chặt chẽ hơn. Bản thân đồng chí cũng thận trọng hơn trong ứng xử với nhân dân. Trong ảnh: Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể phát biểu tại phiên thảo luận (Ảnh: Xuân Dần)

Tại phiên thảo luận, các đại biểu cũng nhấn mạnh, đánh giá cán bộ là khâu quan trọng, là căn cứ, cơ sở để triển khai các công tác cán bộ tiếp theo, đánh giá cán bộ cần theo hướng đa chiều, liên tục, đánh giá theo kiểu sản phẩm, đặt hàng. (Ảnh: Xuân Dần)

Dẫn kinh nghiệm thực tế tại địa phương, ông Nguyễn Văn Hùng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị đồng tình với hình thức đánh giá này, đồng thời yêu cầu tập trung đánh giá đội ngũ cán bộ hiện nay, vì đây sẽ là đội ngũ cán bộ được đào tạo thành đội ngũ cán bộ cấp chiến lược thời gian tới (Ảnh: Xuân Dần)

Trong ngày khai mạc Hội nghị Trung ương 7, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng gợi mở nhiều vấn đề nóng liên quan đến công tác cán bộ. (Ảnh: Xuân Dần)

Tổng Bí thư yêu cầu trả lời cho được câu hỏi vì sao 20 năm qua, đặc biệt những năm gần đây mặc dù Đảng ta đã có rất nhiều chủ trương, chính sách về công tác cán bộ được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ, nhưng trong thực hiện vẫn còn nhiều bất cập, hiệu quả còn thấp? Nguyên nhân từ đâu, ở khâu nào, cấp nào?. Trong ảnh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Xuân Dần)

Tổng Bí thư gợi mở "Cố gắng chỉ ra khâu đột phá là khâu nào? Đánh giá cán bộ hay sắp xếp, bố trí cán bộ? Khắc phục tình trạng "chạy chức, chạy quyền" hay "thân quen, cánh hẩu"? Chú trọng đặc biệt phẩm chất hay năng lực hay coi trọng cả hai?".Trong ảnh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Hội nghị. (ảnh: TTXVN)

"Vì sao có nhiều nghị quyết rất đúng, rất trúng nhưng việc thực hiện hiệu quả lại thấp? Vì sao quy trình thì đúng nhưng bố trí con người cụ thể lại sai? Vướng mắc chính là ở chỗ nào?... (Ảnh: TTXVN)

"Cơ chế giám sát quyền lực đã đủ chưa? Chính sách tạo ra động lực để cán bộ tâm huyết gắn bó với sự nghiệp là gì?"- Tổng Bí thư nói. (Ảnh: Xuân Dần)

Theo dự kiến, tại Hội nghị này, cùng với Đề án "Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ", Trung ương sẽ thảo luận Đề án "Cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp"; Đề án "Cải cách chính sách bảo hiểm xã hội". Trong ảnh: Chủ tịch nước Trần Đại Quang phát biểu tại Hội nghị (Ảnh: Xuân Dần)

Dự kiến, Hội nghị Trung ương 7 sẽ làm việc một tuần. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với các đại biểu dự Hội nghị Trung ương 7. (Ảnh: TTXVN)

Hội nghị bế mạc vào ngày 12/5. Trong ảnh: Ông Trần Quốc Vượng với đại biểu dự hội nghị. (Ảnh: TTXVN).