Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác Dân vận năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024

(Mặt trận) - Sáng 8/1, tại Hà Nội, Ban Dân vận Trung ương tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác dân vận năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, làm việc tại Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng

Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc thăm, chúc Tết tại Hà Giang

Tổng Bí thư Tô Lâm tri ân công lao của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhân dịp Tết

 Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai; Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến dự Hội nghị.
Tham dự Hội nghị có ông Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; ông Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam; bà Bùi Thị Minh Hoài, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương; ông Lê Hoài Trung, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương; ông Trần Lưu Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; bà Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam; lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương; đại diện lãnh đạo các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương.
Công tác dân vận được quan tâm đổi mới, hướng về cơ sở
Các đại biểu dự Hội nghị. 
Báo cáo tổng kết tại Hội nghị khẳng định, năm qua 2023, các cấp ủy, tổ chức đảng ở Trung ương và địa phương đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức phổ biến, quán triệt, cụ thể hóa, triển khai thực hiện nghiêm túc điều lệ Đảng, các văn bản của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác dân vận của hệ thống chính trị.
Cụ thể là, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tiếp tục quan tâm ban hành 1 nghị quyết và 7 văn bản lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân vận; chỉ đạo công tác sơ kết, tổng kết việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng về công tác dân vận. Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo, giao Ban Dân vận Trung ương chủ trì tham mưu tổng kết một số nghị quyết, chỉ thị, kết luận về công tác dân vận; chủ trì xây dựng một số đề án mới về công tác dân vận như: tổng kết mô hình thí điểm Hội người cao tuổi cấp tỉnh, huyện; xây dựng mô hình tổ chức và quy chế hoạt động của các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ...
Các cấp ủy, tổ chức đảng đã chỉ đạo, tổ chức nhiều hội nghị với hơn 900.000 lượt người tham dự để học tập, quán triệt, triển khai các nghị quyết, quy định, hướng dẫn của Trung ương về công tác dân vận, dân tộc, tôn giáo, thực hiện dân chủ ở cơ sở; đã chỉ đạo sơ kết, tổng kết về công tác dân vận, dân tộc, tôn giáo, dân chủ cơ sở. Qua sơ kết, tổng kết, nhiều tỉnh, thành ủy đã ban hành các văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác dân vận phù hợp với tình hình phát triển của địa phương. Một số tỉnh, thành ủy đã có cách làm mới đáp ứng kịp thời với tình hình như: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Phú Yên, Hậu Giang...
Các cấp ủy đảng, chính quyền và hệ thống chính trị đã quan tâm đổi mới công tác dân vận, hoạt động theo hướng thiết thực, hiệu quả, hướng mạnh về cơ sở; nêu cao vai trò giám sát, phản biện, phát huy vai trò, quyền làm chủ của Nhân dân trong tham gia, quyết định chính sách liên quan đến cuộc sống, những vấn đề lớn và hệ trọng của đất nước; nâng cao kỷ luật, kỷ cương, đạo đức công vụ, cải cách hành chính, xây dựng "chính quyền thân thiện, vì Nhân dân phục vụ"; tiếp xúc, đối thoại, lắng nghe, kịp thời giải quyết những kiến nghị, bức xúc của Nhân dân.
Các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước và phong trào thi đua "Dân vận khéo" có sức lan tỏa sâu, rộng, thu hút đông đảo Nhân dân tham gia; tạo đồng thuận xã hội, động viên Nhân dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
 Quang cảnh Hội nghị
Năm 2023, cả nước có 183.676 mô hình "Dân vận khéo" được đăng ký, trong đó, các cấp có thẩm quyền đã công nhận 120.622 mô hình, gồm 75.340 mô hình tập thể, 45.282 mô hình cá nhân. Có 281 cuộc thi, hội thi về công tác dân vận, Dân vận khéo; 3.790 tin, bài, phóng sự về công tác dân vận; 12.911 tập thể và 18.492 cá nhân được khen thưởng, biểu dương vì có thành tích trong công tác dân vận.
Ban Dân vận các cấp đã chủ động tham mưu giúp cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt công tác dân vận; phổ biến, quán triệt và kịp thời cụ thể hóa, ban hành các văn bản, tổ chức sơ kết, tổng kết các quyết định, quy định, hướng dẫn của Đảng về công tác dân vận; xây dựng chương trình và triển khai thực hiện công tác dân vận có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những nhiệm vụ chính trị của địa phương, các mục tiêu kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, đối ngoại, cải thiện và nâng cao đời sống của Nhân dân theo hướng sát thực, hiệu quả, gắn với cơ sở; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát liên quan đến công tác dân vận, dân tộc, tôn giáo và thực hiện luật dân chủ ở cơ sở.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã tham luận, tập trung vào thực tiễn công tác của cơ quan, địa phương, đơn vị; làm rõ hơn những kết quả đạt được; bổ sung, chia sẻ kinh nghiệm trong chỉ đạo, thực hiện; đóng góp những giải pháp tháo gỡ khó khăn trong thực hiện công tác dân vận nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của hệ thống chính trị trong thời gian tới.
Công tác dân vận - 'cầu nối vững chắc giữa nhân dân với Đảng'
Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai phát biểu chỉ đạo Hội nghị. 

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai khẳng định, những kết quả đạt được của ngành Dân vận năm 2023 góp phần quan trọng trong kết quả phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh. Cơ sở có được những kết quả trên là sự đồng thuận, niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Công tác dân vận có vai trò quan trọng trong xây dựng quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, trên cơ sở đó xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nhấn mạnh những giá trị sâu sắc của Nghị quyết số 25-NQ/TW về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”, “cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, nhân dân là chủ”, Thường trực Ban Bí thư nêu rõ, vấn đề cốt lõi tạo sự đồng thuận và niềm tin của nhân dân là phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nhân dân được tham gia vào quá trình phát triển đất nước và xây dựng Đảng; quan tâm đến quyền, lợi ích hợp pháp, thiết thực của nhân dân. “Việc gì có lợi cho dân hết sức làm. Việc gì hại đến dân, phải hết sức tránh. Làm được, nhân dân sẽ gắn bó, đồng hành cùng với Đảng, làm nên sự nghiệp cách mạng”, Thường trực Ban Bí thư nói.
Gắn công tác dân vận với công tác xây dựng Đảng, hoạt động của nhà nước, Thường trực Ban Bí thư nêu rõ, mỗi cán bộ, đảng viên phải gương mẫu thực hiện nhiệm vụ, dù ở bất cứ vị trí, hoàn cảnh nào, “cán bộ đi trước, làng nước theo sau”, “làm càng cao, tính gương mẫu càng lớn”.
Cùng với cụ thể hóa cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ, Thường trực Ban Bí thư yêu cầu, Ban Thường vụ tỉnh/thành ủy, nhất là người đứng đầu, tiếp tục nâng cao nhận thức đầy đủ, sâu sắc về công tác dân vận; lãnh đạo, chỉ đạo để huy động và phát huy sức mạnh của toàn hệ thống chính trị cùng làm dân vận đạt hiệu quả cao nhất.
Bên cạnh đó, các cấp ủy đảng, chính quyền và hệ thống chính trị cần tiếp tục dành sự ưu tiên, quan tâm đến công tác dân vận của Đảng, làm sâu sắc thêm và đề xuất thêm những vấn đề vận động quần chúng một cách thực chất.
Thường trực Ban Bí thư mong muốn, trong thời gian tới, công tác dân vận của Đảng tiếp tục đạt được kết quả sâu sắc, hoàn thành mọi nhiệm vụ Đảng giao phó, nỗ lực hết lòng, hết sức vì cuộc sống của nhân dân, giữ vững nhiệm vụ “cầu nối vững chắc giữa nhân dân với Đảng”.
Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương Bùi Thị Minh Hoài phát biểu tại Hội nghị. 

Tiếp thu ý kiến phát biểu chỉ đạo, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương Bùi Thị Minh Hoài nhấn mạnh, năm 2024, ngành Dân vận tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp Thường trực Ban Bí thư giao và 6 nhiệm vụ công tác đã đề ra. Trọng tâm là tham mưu các đề án trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo kế hoạch; tăng cường nắm tình hình nhân dân, dân tộc, tôn giáo để kịp thời tham mưu cho cấp ủy chỉ đạo giải quyết những vấn đề phức tạp, phát sinh từ cơ sở; tiếp tục tham mưu đổi mới mạnh mẽ hơn nữa nội dung, phương thức hoạt động, thực hiện hoạt động giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, chính quyền của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; tăng cường công tác dân vận của các cơ quan nhà nước; nâng cao ý thức, trách nhiệm phục vụ nhân dân của cán bộ, đảng viên.

Bên cạnh đó là tiếp tục thực hiện có hiệu quả quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị, Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Đại hội Đảng các cấp về công tác dân vận. Tăng cường hơn nữa việc đối thoại của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với nhân dân và các ban, ngành liên quan để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các cơ quan, tổ chức và giải quyết kiến nghị, đảm bảo quyền lợi chính đáng của nhân dân. Các mô hình “Dân vận khéo” tiếp tục xây dựng, nhân rộng gắn với thực hiện các phong trào thi đua yêu nước và 3 chương trình mục tiêu quốc gia...