Hội nghị giao ban công tác Mặt trận Cụm thi đua các tỉnh Trung du và Miền núi phía Bắc

(Mặt trận) - Ngày 9/12, tại Bắc Kạn, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban công tác Mặt trận Cụm thi đua các tỉnh Trung du và Miền núi phía Bắc năm 2017. Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng chủ trì Hội nghị.

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam đến chào từ biệt

Thủ tướng: 'Sự sống nảy sinh từ cái chết' ở Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng

Sắp xếp, tinh gọn phải nhanh, làm khẩn trương nhưng phải rất khoa học, phòng ngừa các hệ lụy, rủi ro

Tham dự Hội nghị có ông Hoàng Duy Chinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn cùng các đại biểu trong Cụm thi đua các tỉnh Trung du và Miền núi phía Bắc, bao gồm: Tuyên Quang, Bắc Kạn, Bắc Giang, Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái.

Quang cảnh Hội nghị giao ban.

Theo ông Ma Nhật Hoài, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bắc Kạn, trong năm 2017, Mặt trận các cấp trong Cụm thi đua đã xây dựng nhiều chương trình, kế hoạch phối hợp với các tổ chức thành viên và chính quyền để triển khai thực hiện 5 chương trình hành động do Đại hội lần thứ VIII Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đề ra.

Là vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số với khoảng hơn 30 dân tộc cùng đoàn kết gắn bó trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Mặt trận các cấp và các tổ chức thành viên đã chủ động, tích cực đề xuất với cấp ủy, chính quyền trong công tác thực hiện tốt các chính sách nhằm đảm bảo chăm lo lợi ích cho đồng bào các dân tộc, tôn giáo; tiếp xúc, động viên, biểu dương, khen thưởng; lắng nghe và kịp thời phối hợp giải quyết nhiều đề xuất, nguyện vọng chính đáng của bà con đồng bào dân tộc, tôn giáo.

Trong triển khai Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, MTTQ các cấp và các tổ chức thành viên đẩy mạnh tuyên truyền tới đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân trong triển khai thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Tại Bắc Kạn, MTTQ tỉnh đã giúp đỡ 59 xã khó khăn, đặc biệt là những xã đạt dưới 9 tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới, vận động nhân dân đóng góp được 27.905 ngày công lao động, hiến 36.425m2 đất, làm được 10.249m2 đường giao thông, đóng góp được 2.052 triệu đồng; hỗ trợ 200 chiếc ghế nhựa cho nhà văn hóa. Tại Phú Thọ, nhân dân hiến 155.428 m2 đất; 1/13 huyện, thị, thành được công nhận huyện nông thôn mới; 46/247 xã được công nhận nông thôn mới, có 46 xã đạt 15 - 18 tiêu chí; 40 xã đạt 10 - 14 tiêu chí; 107 xã đạt 5 - 9 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới; 1 huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

Trong triển khai kế hoạch lấy ý kiến về sự hài lòng của người dân đối với kết quả xây dựng nông thôn mới, MTTQ tỉnh Bắc Kạn đã triển khai tại 8 huyện, thành phố và 6 xã đăng ký đạt nông thôn mới trong năm 2017. Thái Nguyên có 12/12 xã thuộc thành phố Thái Nguyên và thành phố Sông Công tổ chức việc lấy ý kiến về sự hài lòng của người dân, có 96,68% người được hỏi hài lòng đối với kết quả chung về xây dựng nông thôn mới. Bắc Giang tổ chức lấy ý kiến về sự hài lòng của người dân tại 18 xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2017; Tuyên Quang triển khai kế hoạch lấy ý kiến về sự hài lòng của người dân tại 7 xã phấn đấu về đích nông thôn mới trong năm 2017.

Việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước ngày càng rõ hơn về cơ chế và phương thức tổ chức thực hiện. Mặt trận các cấp và các tổ chức thành viên, Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam các tỉnh trong cụm cũng đã phối hợp xây dựng chương trình, phân công trách nhiệm, đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại nhân dân theo phương châm "chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả”.

“Đạt được những kết quả trên đây là do sự nỗ lực của Mặt trận các cấp trong Cụm thi đua, sự phối hợp ngày càng hiệu quả của chính quyền và các tổ chức thành viên; sự quan tâm ủng hộ của các tầng lớp nhân dân trong Cụm thi đua. Mỗi địa phương đều có cách làm hay, hiệu quả, khéo vận dụng, lồng ghép các phong trào, các cuộc vận động”. Ông Ma Nhật Hoài nhấn mạnh.

Chia sẻ về nỗ lực trong hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Bắc Kạn, ông Lý Quang Vịnh, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh cho biết, MTTQ tỉnh phối hợp với Ban Tuyên giáo tham mưu Thường trực Tỉnh ủy phân công cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp của tỉnh đăng ký bằng những việc làm cụ thể nhằm thực hiện giúp đỡ 59 xã khó khăn, đặc biệt là những xã đạt dưới 9 tiêu chí, tập trung tư vấn cho đội ngũ cán bộ ở xã từng bước hoàn thiện 19 tiêu chí theo hướng từ dễ đến khó. Sau 1 năm triển khai, các xã đều tăng từ 1-2 tiêu chí, kết quả năm 2017, có 9 xã trên toàn tỉnh đạt 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Đề cập đến thành công của công tác tuyên truyền của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bắc Giang trong Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, ông Trịnh Hữu Bàn, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh cho biết, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp với Ban chỉ đạo 398 của tỉnh kiểm tra, kiểm soát thị trường hàng giả, hàng kém chất lượng tổ chức Hội nghị kết nối, hỗ trợ tiêu thụ lợn thịt và một số sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đồng thời tổ chức 11 hội chợ đưa hàng Việt về nông thôn; tập trung tuyên truyền, vận động 8 sản phẩm chủ lực của địa phương và 14 sản phẩm đặc trưng, 26 sản phẩm tiềm năng, góp phần đưa những sản phẩm chủ lực, đặc trưng, tiềm năng của tỉnh đến với các kênh phân phối và người tiêu dùng nhanh nhất.

Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng phát biểu tại Hội nghị.

Trân trọng những nỗ lực của đội ngũ cán bộ Mặt trận cụm Cụm thi đua các tỉnh Trung du và Miền núi phía Bắc trong năm qua, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng cho rằng, Mặt trận các cấp trong cụm đã chủ động, tích cực, sáng tạo trong việc tham mưu cho cấp ủy chỉ đạo thực hiện công tác Mặt trận, chú trọng phối hợp với chính quyền và các tổ chức thành viên vận động đồng bào thực hiện tốt 5 nội dung chương trình hành động của Đại hội MTTQ Việt Nam lần thứ VIII đã đề ra.

Theo Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng, Mặt trận các cấp trong cụm đã đưa ra những nội dung, giải pháp cụ thể để truyền tải nhân dân và cộng đồng dân cư, tiêu biểu là việc triển khai xây dựng mô hình điểm trong hưởng ứng Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và các chương trình giám sát, phản biện.

Từ những cách làm sáng tạo, hiệu quả trong từng lĩnh vực của công tác Mặt trận, Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng khẳng định những ý kiến này sẽ được tập hợp và thống kê, báo cáo Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam, đồng thời những mô hình tiêu biểu của các địa phương trong công tác Mặt trận sẽ được tập hợp trong mô hình chung của 63 tỉnh, thành phố, để các địa phương học tập và áp dụng.

Để công tác Mặt trận trong năm 2018 phát huy hiệu quả, Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng đề nghị Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp cần tích cực, chủ động tham mưu cho lãnh đạo cấp ủy, chủ động phối hợp với chính quyền và các tổ chức thành viên, phát huy vai trò của Ủy viên Ủy ban MTTQ các cấp.

“Cần phát huy vai trò của người có uy tín, tiêu biểu trong đồng bào các dân tộc thiểu số để tuyên truyền, vận động đồng bào trong vùng thực hiện hiệu quả các phong trào, các cuộc vận động do Mặt trận và các tổ chức thành viên phát động”. Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng gợi mở.

Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng cũng đề nghị Mặt trận các cấp trong Cụm cần chủ động xây dựng kế hoạch các chương trình giám sát, phản biện sao cho sát với tình hình thực tế tại địa phương mình; chủ động xây dựng, đề xuất tiêu chí xây dựng đô thị văn minh và đưa ra tiêu chí hỗ trợ đối với nhân sĩ trí thức có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Trên tinh thần khách quan, dân chủ, đoàn kết, Hội nghị đã thực hiện việc bình xét các danh hiệu khen thưởng để đề nghị Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam xem xét, quyết định. Hội nghị cũng đã thống nhất và giới thiệu tỉnh Tuyên Quang là Cụm trưởng Cụm thi đua năm 2018.