GS Trương Nguyện Thành: Từ U23 Việt Nam và bài học cho phát triển khoa học, giáo dục

U23 Việt Nam đã chiến thắng chính mình khi phải đấu trong điều kiện thời tiết không quen thuộc, nếu không gọi là khắc nghiệt và không chùn bước khi phải đối đầu với đối thủ, mà cả HLV Park Hang-seo và các cầu thủ Việt Nam đều rõ hơn ai hết về thể lực cũng như độ điêu luyện.

Thường trực Ban Bí thư làm việc với các cơ quan của Đảng, MTTQ về Nghị quyết số 18-NQ/TW

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam đến chào từ biệt

Thủ tướng: 'Sự sống nảy sinh từ cái chết' ở Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng

 Khoảnh khắc đẹp của U23 Việt Nam dưới mưa tuyết Thường Châu (Trung Quốc). Ảnh: AFC

U23 Việt Nam đã chiến thắng khi để lại trong lòng mỗi một người Việt Nam đang sống trong nước hay ở nước ngoài niềm tự hào dân tộc. U23 Việt Nam đã chiến thắng!

Từ U23 VN, chúng ta học được gì cho phát triển khoa học và giáo dục ở Việt Nam? U23 bóng đá với phát triển khoa học và giáo dục có liên quan gì với nhau đâu nhỉ? Có đấy các bạn ạ.

Tiềm năng của giới trẻ U23 VN cho thấy thể lực của thế hệ trẻ Việt Nam không thua ai và nếu được huấn luyện kỹ lưỡng thì có thể đi ra đấu trường quốc tế. Thế hệ trẻ Việt Nam khi ra nước ngoài thì học hay nghiên cứu khoa học cũng không thua ai. Điều này minh chứng được tiềm năng của giới trẻ Việt Nam.

Nhưng muốn phát huy được tiềm năng này trong nước thì cần có môi trường và các nhà HLV tầm cỡ. Từ khi được đầu tư đúng mức và có những HLV tầm cỡ (người nước ngoài) thì bóng đá Việt Nam từng bước đi lên. Muốn được như thế thì phát triển khoa học và giáo dục cũng phải làm vậy.

Hiện tại khoa học và giáo dục Việt Nam vẫn còn vướng nhiều cơ chế đang trói chân sự phát triển.

GS-TS Trương Nguyện Thành. 

Giống như bóng đá muốn vươn ra đấu trường quốc tế, khoa học và giáo dục Việt Nam cần những HLV, những lãnh đạo có bản lĩnh và tầm cỡ. Singapore thu hút những nhà giáo dục hay khoa học gia người nước ngoài làm hiệu trưởng các trường đại học hay viện trưởng các viện nghiên cứu quốc gia. Tuy nhiên, hiện nay cơ chế không cho phép Việt Nam làm điều tương tự.

Trong khi đó, HLV Park Hang-seo không phải là người được đào tạo bài bản về bóng đá. Khi còn học tại Trường Đại học Hangyang, ông nghiên cứu các loại thảo mộc và sữa, không liên quan tới thể thao.

Thế mà ông vẫn có cơ hội làm HLV cho K League Sangju Sangmu Phoenix, Hàn Quốc và giúp cho đội này đạt được hai giải vô địch năm 2013 và 2015. Trong khoa học và giáo dục ở Việt Nam, các đòi hỏi về đào tạo chuyên môn cũng như kinh nghiệm liên quan sẽ là rào cản trong việc thu hút nhân tài về một nước đang phát triển như Việt Nam. Cạnh tranh trong thị trường nhân lực cấp cao toàn cầu khá khốc liệt. Việt Nam có dám chấp nhận cái giá phải trả cho những đòi hỏi của mình?

Những năm gần đây, báo chí thường nhắc việc Việt Nam đang thiếu nhân lực cấp cao trong nhiều lĩnh vực. Điều này tôi thấy khá rõ trong lĩnh vực phát triển khoa học, giáo dục và hy vọng trong tương lai sẽ có những HLV (những khoa học gia, những nhà giáo dục người nước ngoài) như Park Hang-seo giúp đưa khoa học và giáo dục Việt Nam ra đấu trường quốc tế.

GS Trương Nguyện Thành (Phó hiệu trưởng ĐH Hoa Sen)/Theo Báo Lao động