Gỡ nút thắt thể chế để khoa học công nghệ phát triển

(Mặt trận) - Thực hiện kế hoạch giám sát việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (khoá XI) về phát triển khoa học công nghệ, Luật Khoa học và Công nghệ, sáng 29/9, đoàn giám sát của Trung ương do Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Bùi Thị Thanh làm trưởng đoàn, đã làm việc với tỉnh Gia Lai đánh giá nhiệm vụ triển khai Nghị quyết 20 về phát triển khoa học công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, anh ninh, quốc phòng tại địa phương.

Thủ tướng: 'Sự sống nảy sinh từ cái chết' ở Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng

Sắp xếp, tinh gọn phải nhanh, làm khẩn trương nhưng phải rất khoa học, phòng ngừa các hệ lụy, rủi ro

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Dự buổi làm việc có ông Lê Bá Trình - nguyên Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam; ông Phạm Văn Tân - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư kí các Hội Liên hiệp KH&KT Việt Nam; đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ. Tiếp đoàn về phía tỉnh Gia Lai có bà Huỳnh Nữ Thu Hà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; ông Nguyễn Thành Nuôi - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành của tỉnh.

 Quang cảnh buổi làm việc

Tại buổi làm việc, các đại biểu đã tập trung đánh giá vai trò của khoa học công nghệ (KHCN) như Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XI) đã nêu, đó là KHCN thực sự là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Với tỉnh Gia Lai, KHCN đã và đang thấm sâu vào công tác quản lí, điều hành, sản xuất kinh doanh giúp tiết kiệm thời gian, kinh phí tạo ra nhiều thành tựu.

Khoa học công nghệ đã tạo ra nhiều thành tựu

Dù điều kiện kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn, song có thể nói hoạt động KHCN của tỉnh Gia Lai trong thời gian qua, đặc biệt từ khi Nghị quyết TW 6 (khóa XI) được ban hành và Luật Khoa học và Công nghệ có hiệu lực, đã đạt được những kết quả đáng kể, góp phần phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh; giữ gìn quốc phòng, an ninh trên địa bàn.

Trong 5 năm thực hiện Nghị quyết 20, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Gia Lai đã phê duyệt triển khai thực hiện 65 nhiệm vụ với tổng kinh phí hơn 133 tỷ đồng (trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ 87 tỷ đồng, huy động nguồn khác là hơn 45,554 tỷ đồng). Riêng trong năm 2017, tỉnh đã trình và được Bộ KH&CN phê duyệt triển khai 3 nhiệm vụ KHCN thuộc Chương trình Nông thôn miền núi. Tỉnh cũng đã trình Bộ KH&CN 9 nhiệm vụ cấp Trung ương để xem xét, phê duyệt triển khai khai thực hiện trong năm 2018 (4 nhiệm vụ thuộc Chương trình Nông thôn miền núi; 4 nhiệm vụ thuộc Chương trình Tây Nguyên 2016-2020; 1 nhiệm vụ thuộc Chương trình quỹ gen).

Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ đã thấm sâu vào hầu hết các lĩnh vực, trong đó lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao đã có chuyển biến tích cực, thu hút được nhiều nguồn lực, tạo ra những sản phẩm, giống cây trồng năng suất, có giá trị, hiệu quả kinh tế cao mang tính chủ lực và đặc thù của địa phương như cà phê, hồ tiêu.

Theo ông Lưu Trung Nghĩa - Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Gia Lai, để có những kết quả đó, tỉnh Gia Lai đã chủ động quy hoạch phát triển KHCN với nhiều giải pháp cả về trước mắt và lâu dài, như Đề án hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, xác lập quyền sở hữu công nghiệp...

Hàng năm, tỉnh tổ chức tọa đàm, hội thảo về KHCN nhằm tiếp tục biểu dương và tôn vinh những cá nhân đã có nhiều đóng góp đối với KHCN của tỉnh nhà; tuyên truyền, phố biến rộng rãi các thành tựu KHCN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò của KHCN, động viên thế hệ trẻ, đặc biệt là học sinh, sinh viên say mê nghiên cứu khoa học, góp phần xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ khoa học trong tương lai. Tính đến nay, toàn tỉnh có 10.894  người có trình độ đại học và cao đẳng trở lên; trong đó, có hơn 20 tiến sĩ, 769 thạc sỹ; 23 Chuyên khoa II và 323 Chuyên khoa I.

Xã hội hóa các nguồn lực để phát triển khoa học công nghệ

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Bùi Thị Thanh đánh giá cao sự quan tâm, quyết liệt chỉ đạo của tỉnh Gia Lai với việc kịp thời ban hành các văn bản, chương trình, kế hoạch cũng như sự quán triệt đôn đốc cán bộ, đảng viên nhằm có chuyển biến trong nhận thức, hành động phục vụ sự nghiệp phát triển KHCN.

Phó Chủ tịch Bùi Thị Thanh phát biểu tại buổi làm việc

Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Bùi Thị Thanh cũng cho rằng, hoạt động nghiên cứu và triển khai ứng dụng KHCN trên địa bàn tỉnh Gia Lai thời gian qua vẫn chưa tương xứng với yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Các nhiệm vụ triển khai vẫn chủ yếu nhằm giải quyết các mục tiêu trước mắt, chưa tạo cơ sở hoặc định hướng để mở ra ngành nghề mới phù hợp với điều kiện phát triển của tỉnh, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Theo Phó Chủ tịch Bùi Thị Thanh, muốn KHCN thật sự trở thành nền tảng, động lực cho mục tiêu phát triển kinh tế thì cần phải có 6 yếu tố gồm: thể chế, cơ chế, môi trường; con người; nguồn lực; cơ sở hạ tầng; năng lực hội nhập; năng lực kiến tạo quản trị của Nhà nước cho KHCN. 

Ngoài những nguyên do vướng mắc về cơ chế mà tỉnh đã kiến nghị, Phó Chủ tịch Bùi Thị Thanh đã chỉ ra những hạn chế, yếu kém mà tỉnh Gia Lai cần khắc phục. Đó là, chiến lược phát triển KHCN còn thiếu nhất quán, sự gắn kết và kế thừa với các nhiệm vụ khác để hướng tới các mục tiêu tổng thể mang tính đa mục tiêu chưa được hình thành, việc liên kết vùng còn lỏng lẻo, công tác chuyển giao công nghệ còn lúng túng, khó khăn, một số kết quả còn chậm ứng dụng vào thực tế. Và đặc biệt, tỉnh Gia Lai chưa xây dựng được cơ chế, chính sách để xã hội hóa các nguồn lực từ nhân lực đến vật lực. Mối liên kết giữa 4 nhà: Khoa học - Quản lý - Doanh nghiệp và Nhà sản xuất thiếu chặt chẽ trong việc giải quyết những vấn đề kinh tế, xã hội của tỉnh. Nguồn nhân lực khoa học và công nghệ đã phát triển nhưng còn thiếu và yếu, nhất là trên lĩnh vực công nghệ chế biến, công nghệ thông tin…

Việc thu hút cán bộ KHCN đến công tác, phục vụ lâu dài ở địa phương còn bất cập. Chưa có cơ chế, chính sách đủ mạnh để thu hút, đào tạo, động viên cán bộ khoa học và công nghệ yên tâm công tác tại địa phương.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Huỳnh Nữ Thu Hà cho biết, những nguyên nhân trên có một phần từ sự chủ quan nhưng cũng mang rất nhiều yếu tố đặc thù của địa phương, nên việc hướng dẫn, khuyến khích ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất và đời sống ở một số nơi còn gặp nhiều khó khăn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, chưa có sự tham gia vào cuộc của các doanh nghiệp một cách tích cực trong công tác nghiên cứu chuyển giao.

 

Nguyên Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Lê Bá Trình cùng đoàn công tác tham quan mô hình trồng rau, củ, quả VietGap của Cty TNHH Hương đất An Phú 2.

Trình độ dân trí, trình độ sản xuất, trình độ công nghệ của tỉnh còn thấp so với mặt bằng chung của cả nước đã hạn chế việc tiếp thu, ứng dụng các thành tựu KHCN vào sản xuất, đời sống để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao, giá trị gia tăng cao. Sự phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành còn hạn chế trong việc xác định, xây dựng, đặt hàng nghiên cứu ứng dụng, phát huy, nhân rộng kết quả của các nhiệm vụ KHCN.

 Phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch Bùi Thị Thanh khẳng định, những vấn đề liên quan đến cơ chế, chính sách mà tỉnh Gia Lai kiến nghị, đoàn giám sát ghi nhận và sẽ kiến nghị lên các bộ, ngành, Chính phủ, Quốc hội xem xét, quyết không để các thủ tục hành chính ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KHCN phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế chung của cả nước.

Về phần tỉnh Gia Lai, Phố Chủ tịch Bùi Thị Thanh đề nghị, tỉnh cần chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình áp dụng KHCN vào sản xuất, tạo ra những sản phẩm chủ lực, giá trị cao, có tính cạnh tranh, ổn định mà thị trường đang cần, góp phần vào công tác xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.

Trước đó, chiều 28/9, đoàn giám sát do Phó Chủ tịch Bùi Thị Thanh làm trưởng đoàn, đã đến tham quan mô hình trồng rau củ quả ứng dụng công nghệ cao theo tiêu chuẩn VietGap của Cty TNHH Hương đất An Phú (ở thôn 5, xã An Phú, TP.Pleiku, Gia Lai) và Trung tâm Nghiên cứu giống cây trồng (Sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai). Tại đây, Phó Chủ tịch Bùi Thị Thanh bày tỏ mong muốn, với chức năng nhiệm vụ của mình, đơn vị cần đa dạng hóa các giống cây trồng, sản phẩm tạo ra một trung tâm đa năng có thể đáp ứng nhu cầu mà thị trường đang cần. Đề nghị các cấp chính quyền cần hỗ trợ để doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn mở rộng quy mô, đủ sức cạnh tranh.