Đoàn Thể thao Việt Nam không dự lễ bế mạc ASIAD 18: Vì lễ mừng công ở quê nhà

Bỏ lễ bế mạc ASIAD 18 để kịp góp mặt trong lễ mừng công, có thể xét về góc độ nào đó là tâm lý rất con người của đoàn Thể thao Việt Nam (TTVN) nhưng xét về góc độ hình ảnh quốc gia, vấn đề này cần nhìn nhận một cách nghiêm túc.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, làm việc tại Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng

Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc thăm, chúc Tết tại Hà Giang

Tổng Bí thư Tô Lâm tri ân công lao của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhân dịp Tết

 Tình nguyện viên Indonesia rước quốc kỳ Việt Nam. Ảnh: TL

Tôi từng tham dự và tham gia tổ chức nhiều giải thể thao phong trào. Có một thực tế chung là lễ khai mạc diễn ra hoành tráng đông vui bao nhiêu thì lễ bế mạc diễn ra đìu hiu, vắng vẻ bấy nhiêu. Những nhân vật chính cũng chỉ có đội chủ nhà, đội vô địch và các cá nhân đại diện các đội đến dự, nếu có giải phụ.

Tâm lý của những người tổ chức dĩ nhiên mong muốn càng đông càng vui, thành công. Thế nhưng kể cả khi không đông thì vẫn phải tổ chức lễ bộ đầy đủ. Bởi đó là hình ảnh, thể diện của giải đấu, không thể làm một cách qua loa.

Còn về phần các đội bỏ lễ bế mạc là điều không có gì sai, để lấp chỗ trống, ban tổ chức cũng chỉ định lễ tân, tình nguyện viên cầm biển của đội đó đứng tạm vào… để chụp ảnh. Thế nhưng trong mắt những người chứng kiến, đó là hình ảnh không được chuyên nghiệp. Để tự an ủi, những người làm tổ chức lại nghĩ “ừ thì giải phong trào mà”.

ASIAD 18 vừa kết thúc, một câu chuyện tương tự các giải phong trào diễn ra, khi đoàn TTVN bỏ lễ bế mạc. Từ quan chức đoàn đến VĐV, thay vì dự lễ bế mạc đã bỏ về để kịp dự lễ mừng công được tổ chức tại sân Mỹ Đình hôm 2.9. Hình ảnh một tình nguyện viên Indonesia mặc áo và cầm cờ Việt Nam tiến vào không gian của lễ bế mạc khiến không ít người ngao ngán.

Trả lời báo chí, ông Trần Đức Phấn - Trưởng đoàn TTVN tại ASIAD 2018 - cho biết đã trao đổi với BTC và cũng đã có kế hoạch cho 3 người đại diện Việt Nam tham dự lễ bế mạc. Tuy nhiên, nước chủ nhà nói cũng không cần thiết, đồng ý cho Việt Nam về trước và một số quốc gia khác cũng về sớm trước lễ bế mạc. Còn một lãnh đạo khác cho hay, sau khi các VĐV hoàn thành nội dung thi đấu thì được trở về nước, bởi ở lại sẽ tốn thêm kinh phí.

Cách ông trưởng đoàn trả lời báo chí, đoàn TTVN không vi phạm quy định của BTC. Và tâm lý từ quan chức đến VĐV bỏ lễ bế mạc ASIAD 18 để góp mặt trong lễ mừng công, có thể xét về góc độ nào đó rất con người. Thế nhưng xét về góc độ hình ảnh quốc gia, tính chuyên nghiệp của một nền thể thao tham dự một đại hội tầm cỡ châu lục đã thực sự được coi trọng?

Dự lễ bế mạc giống như một lời chào nước chủ nhà, thể hiện ý thức tôn trọng với kỳ đại hội mà các VĐV của chúng ta đã đổ mồ hôi để lấy huy chương. Thế nhưng rốt cuộc đã không được coi trọng như lễ mừng công ở sân Mỹ Đình mà thực chất những cầu thủ bóng đá mới là nhân vật chính.

Đoàn TTVN từng lựa chọn và công bố người cầm cờ đoàn TTVN tại ASIAD 18 như một sự vinh dự, thiêng liêng, tính tự tôn khi đại diện cho hình ảnh quốc gia. Cuối cùng, cờ Việt Nam trong lễ bế mạc lại được nhờ cầm hộ. Không biết, về mặt hình ảnh, những người có trách nhiệm sẽ đánh giá đây là thành công hay thất bại của TTVN tại ASIAD 18?

Đến đây, chợt nhớ năm 2021, Việt Nam cũng là chủ nhà của SEA Games 31...