Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang tiếp xúc cử tri qua hình thức trực tuyến

(Mặt trận) - Chiều 24/9, từ điểm cầu Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp xúc cử tri tỉnh Hậu Giang trước Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội Khóa XV theo hình thức trực tuyến. Hội nghị tiếp xúc cử tri do Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh Hậu Giang phối hợp với Thường trực HĐND tỉnh Hậu Giang tổ chức tại 10 điểm cầu gồm: Nhà Quốc hội, tỉnh Hậu Giang và 8 huyện thuộc tỉnh Hậu Giang.

Trang trọng Lễ dâng hương dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên, tỉnh Phú Thọ

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chiến thắng Điện Biên Phủ mãi mãi là bản anh hùng ca bất diệt, “một dấu mốc bằng vàng chói lọi”

Gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ: Không bao giờ quên những người làm nên “cột mốc vàng” của lịch sử

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại hội nghị  

Tham dự hội nghị tại điểm cầu Nhà Quốc hội có: Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Lê Tiến Châu; Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Minh Nam.

Báo cáo với cử tri về hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Hậu Giang, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Lê Tiến Châu cho biết, từ sau Kỳ họp thứ Nhất, Đoàn ĐBQH tỉnh đã phối hợp với Thường trực HĐND tỉnh, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hậu Giang lấy ý kiến cử tri tại 75/75 xã, phường, thị trấn bằng phiếu, ghi nhận 138 lượt ý kiến, kiến nghị gửi đến Trung ương tập trung vào một số lĩnh vực kinh tế, nông nghiệp, chính sách xã hội… Các ý kiến, kiến nghị của cử tri đều được Đoàn ĐBQH tỉnh tổng hợp, kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan xem xét trả lời với cử tri.

Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang đã tiếp nhận và chuyển 4 đơn đến Đoàn ĐBQH các tỉnh nơi công dân cư trú xem xét, giám sát việc giải quyết theo thẩm quyền. Bên cạnh đó, các ĐBQH cũng tích cực tham gia các hội nghị, hội thảo do Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội tổ chức để thẩm tra các dự án luật.

Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Lê Tiến Châu báo cáo với cử tri về một số hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang sau Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV 

Tại hội nghị, cử tri tỉnh Hậu Giang đã phản ánh, kiến nghị về các vấn đề: tuân thủ pháp luật trong bối cảnh dịch bệnh; các giải pháp phòng, chống dịch; những khó khăn do dịch Covid-19 gây ra; hạ tầng giao thông ở tỉnh; chế độ, chính sách bảo trợ xã hội cũng như việc thực hiện các chính sách hỗ trợ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh; tình trạng ách tắc tiêu thụ nông sản của nông dân; khó khăn về vốn để tái sản xuất; đơn giá bồi thường khi thu hồi đất thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội, ô nhiễm môi trường…

Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Đồng Văn Thanh đã giải đáp một số kiến nghị của cử tri. Theo đó, để hỗ trợ bà con nông dân tiêu thụ nông sản, Hậu Giang đã tạo thuận lợi để thương lái dễ thu mua, tổ chức bán hàng qua mạng để hỗ trợ người dân giới thiệu, bao tiêu sản phẩm. Đối với các đối tượng “ghim” hàng để trục lợi, tỉnh đã chỉ đạo cơ quan quản lý thị trường thường xuyên kiểm tra, giám sát, xử lý các trường hợp vi phạm. Vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường trong và ngoài khu công nghiệp được quản lý chặt chẽ, xử lý cương quyết với các trường hợp vi phạm. Đối với việc tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 cho người dân, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, sau khi được phân bổ vaccine, tỉnh đã nhanh chóng tiến hành tiêm chủng theo đúng quan điểm của Thủ tướng “vaccine tốt nhất là vaccine được tiêm sớm nhất, nhanh nhất”.

 

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đánh giá cao các ý kiến phát biểu, trao đổi thẳng thắn, tâm huyết, trách nhiệm của cử tri và lãnh đạo tỉnh Hậu Giang. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội khẳng định, Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang sẽ phản ánh đầy đủ các ý kiến, kiến nghị của cử tri đến các cơ quan chức năng. Đối với những nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết của chính quyền địa phương, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị lãnh đạo địa phương chủ động giải quyết; đồng thời, Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang có báo cáo để Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổng hợp chung báo cáo tại Kỳ họp tới đây.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội cho rằng, tình hình dịch Covid-19 có xu hướng giảm nhưng vẫn rất lo ngại. Giai đoạn tới, cả nước nói chung và Hậu Giang nói riêng sẽ còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị, lãnh đạo tỉnh Hậu Giang tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả, kịp thời Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Quốc hội, nhất là các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, người lao động bị ảnh hưởng do đại dịch Covid-19. Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch, quyết tâm kiểm soát ngăn chặn dịch trong thời gian sớm nhất, nâng cao năng lực hệ thống y tế sẵn sàng ứng phó với các tình huống phát sinh. Nắm đầy đủ, toàn diện, sâu sắc những tác động, thực trạng khó khăn của doanh nghiệp, người dân, của từng huyện, xã; xây dựng kịch bản “thực hiện nhiệm vụ kép”, vừa phát triển kinh tế - xã hội, sản xuất, kinh doanh vừa chủ động phòng chống dịch. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội cũng đề nghị, lãnh đạo tỉnh Hậu Giang tăng cường công tác quản lý thu ngân sách nhà nước, bảo đảm thu đúng, thu đủ; kiên quyết cắt giảm kế hoạch vốn của các dự án không có khả năng giải ngân để điều chuyển cho các dự án có tỷ lệ giải ngân cao. Dự báo sát tình hình, nắm chắc địa bàn, có giải pháp bảo đảm an ninh trật tự, phòng chống tội phạm mới phát sinh. Động viên, ghi nhận tôn vinh những cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức đã có nhiều công sức đóng góp trong quá trình phòng, chống dịch Covid-19.