Định hướng chiến lược trong thư Bác gửi cho cán bộ ngành Y tế

Từ ý nghĩa to lớn của bức thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi cho đội ngũ cán bộ ngành Y tế, ngày 6/2/1985, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 39/HĐBT lấy ngày 27/2 hằng năm làm “Ngày Thầy thuốc Việt Nam”. Kể từ đó, ngày 27/2 đã trở thành Ngày truyền thống của ngành Y tế.

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam đến chào từ biệt

Thủ tướng: 'Sự sống nảy sinh từ cái chết' ở Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng

Sắp xếp, tinh gọn phải nhanh, làm khẩn trương nhưng phải rất khoa học, phòng ngừa các hệ lụy, rủi ro

 Bác Hồ thăm Bệnh xá Vân Đình, Hà Tây (tháng 4/1963). Người căn dặn: “Lương y như từ mẫu”. (Ảnh tư liệu)

BA CHỈ ĐẠO CHIẾN LƯỢC

Cách đây 65 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho Hội nghị cán bộ y tế tổ chức tại Thủ đô Hà Nội (27/2/1955). Bức thư được đăng trên báo Nhân Dân ngày 27/2/1955. Thư của Người dù chỉ có 386 chữ, nhưng đã thể hiện sự chỉ đạo sâu sắc, khoa học, mang tính định hướng chiến lược cho ngành Y tế Việt Nam.

Một là, “đoàn kết là sức mạnh”, vì “đoàn kết là sức mạnh của chúng ta. Đoàn kết thì vượt được mọi khó khăn, giành được nhiều thành tích”(1). Cùng chung một mục đích là “phục vụ nhân dân” cho nên, dù công việc và địa vị khác nhau, song đội ngũ cán bộ ngành Y cần phải “đoàn kết giữa cán bộ cũ và cán bộ mới. Đoàn kết giữa tất cả những người trong ngành y tế, từ các Bộ trưởng, Thứ trưởng, bác sĩ, dược sĩ cho đến các anh chị em giúp việc”(2).

Hai là, “lương y phải như từ mẫu”. Y đức là phẩm chất tốt đẹp, là giá trị cốt lõi của những người làm trong ngành Y tế; biểu hiện ở tinh thần trách nhiệm, sự tận tâm phục vụ, tình thương yêu, chăm sóc người bệnh. Là một nghề liên quan trực tiếp đến sinh mệnh con người, người thầy thuốc không chỉ phải giỏi về chuyên môn mà còn phải giàu về đạo đức nghề; “chẳng những có nhiệm vụ cứu chữa bệnh tật mà còn phải nâng đỡ tinh thần những người ốm yếu”. Người nhấn mạnh rằng, “người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô, các chú. Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khoẻ cho đồng bào. Đó là nhiệm vụ rất vẻ vang”(3), cho nên những người làm nghề y “cần phải thương yêu săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn(4).

Ba là, “xây dựng một nền y tế thích hợp với nhu cầu của nhân dân”, Chính phủ cần phải “xây dựng một nền y học của ta” - nền y học “phải dựa trên nguyên tắc: khoa học, dân tộc và đại chúng”; “chú trọng nghiên cứu và phối hợp thuốc “Đông” và thuốc “Tây”(5).

Theo chỉ dẫn của Người, đội ngũ cán bộ, nhân viên ngành Y tế cả nước, từ Trung ương đến cơ sở, từ thành phố đến tận cơ sở vùng sâu, vùng xa đều nỗ lực phấn đấu, luôn đoàn kết, sẻ chia kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau về tay nghề, phương tiện điều trị để chăm sóc sức khỏe cho đồng bào. Thực hiện lời thề Hippocrate và đạo đức người thầy thuốc như Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn, tấm gương mẫu mực về chuyên môn và đạo đức nghề y của bác sĩ Vũ Đình Tụng, Trần Hữu Tước, GS. Bác sĩ Tôn Thất Tùng, Đặng Văn Ngữ, Phạm Ngọc Thạch, Hồ Đắc Di, Đặng Thuỳ Trâm, Tôn Thất Bách… cùng thầy thuốc, y tá, y sĩ, hộ lý, lương y trong đội ngũ những người “anh hùng áo trắng” trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc luôn được đội ngũ những người công tác trong ngành học tập và noi theo.

Trong mọi thời điểm, lời dạy của Người về đoàn kết, về sự sẻ chia, chăm lo cho người bệnh luôn hiển hiện trong công tác khám và chữa bệnh cho nhân dân, trong từng phiên trực cấp cứu hằng ngày của những người thầy thuốc, dù ở bất cứ thời điểm nào, địa bàn nào. Mỗi người, tùy vị trí công tác và chuyên môn đã luôn giữ và rèn luyện y đức, nỗ lực học tập để nâng cao trình độ y thuật, ngày đêm tận tuỵ vì sức khoẻ của nhân dân. Ở những thời khắc quyết định, đã có những thầy thuốc tình nguyện hiến máu để kịp thời cứu chữa người bệnh. Ở các tuyến bệnh viện, cũng đã có không ít thầy thuốc giúp đỡ tiền để bệnh nhân nghèo chữa bệnh, khám bệnh và cấp thuốc miễn phí cho dân nghèo, nhất là cho đồng bào miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa. Đặc biệt, ở những thời điểm các đợt dịch bùng phát cúm A (H5N1), (H1N1), SARS, chân tay miệng ở trẻ em, sốt xuất huyết… hay nCoV như hiện nay, những khi phải cứu chữa cho các bệnh nhân mắc bệnh nan y, nguy hiểm, đội ngũ những người công tác trong ngành Y đã tiếp cận, xử lý và tranh thủ từng phút để giành giật sự sống cho bệnh nhân, khắc chế sự lan rộng của đại dịch, thể hiện rõ trình độ chuyên môn và đạo đức nghề, tinh thần và trách nhiệm như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ dẫn.

Thực hiện chỉ đạo của Người, nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò và nhiệm vụ rất đặc biệt và cao quý trong xã hội, ngành Y tế đã mở rộng cơ sở chăm sóc sức khỏe từ Trung ương xuống đến địa bàn cơ sở. Hệ thống bệnh viện các tuyến đều được quan tâm đầu tư, xây dựng, tạo thành chỉnh thể liên hoàn, hỗ trợ nhau để ngày càng nâng cao hơn chất lượng thăm, khám và chữa bệnh cho nhân dân. Nhiều chứng bệnh nguy hiểm đã được điều trị có hiệu quả, nhiều kỹ thuật tiên tiến đã được áp dụng ở tuyến bệnh viện Trung ương và các bệnh viện tuyến cơ sở đã góp phần nâng cao chất lượng thăm khám và điều trị bệnh, khẳng định vai trò quan trọng của ngành trong công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước.

Mạng lưới y học dân tộc, kết hợp chặt chẽ, có hiệu quả giữa Đông y và Tây y đã chữa trị thành công rất nhiều loại bệnh, góp phần rất lớn và ngày càng tạo được sự tin tưởng trong nhân dân đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: Thuốc tây chữa được nhiều bệnh, nhưng cũng có bệnh chữa không được mà thuốc ta chữa được; thuốc ta chữa được nhiều bệnh, nhưng cũng có bệnh chữa không được mà thuốc tây chữa được. Bên nào cũng có cái ưu điểm, hai cái ưu điểm cộng lại thì chữa được bệnh tốt cho đồng bào, cho nhân dân, phục vụ cho xây dựng chủ nghĩa xã hội, do đó, “thầy thuốc tây phải học Đông y, thầy thuốc ta cũng phải học Tây y... Thầy thuốc ta và thầy thuốc tây đều phục vụ nhân dân, như người có hai cái tay, hai bàn tay cùng làm việc thì làm việc được tốt, cho nên phải đoàn kết từ trên xuống dưới, từ dưới lên, đoàn kết thuốc ta và thuốc tây thành một khối để chữa bệnh cho đồng bào”(6).

Đó chính là sự kết hợp giữa y học dân tộc và y học hiện đại, kết hợp chặt chẽ giữa và phát huy những vốn quý cổ truyền của Đông y với Tây y, tạo nên sự phát triển vượt bậc của y học Việt Nam, góp phần bảo tồn và phát triển những vốn quý của y học cổ truyền. Sự có mặt của Khoa (Bộ môn) Y học cổ truyền trong hệ  thống trường đào tạo Y khoa và Khoa Đông Y trong các Bệnh viện hoặc Viện nghiên cứu chuyên ngành Y học cổ truyền đã cho thấy sự phát triển đúng hướng trong đào tạo và phát huy vai trò của Đông y trong thăm khám và điều trị cho người bệnh.

NGÀNH Y TẾ TIẾP TỤC THỰC HIỆN LỜI DẠY CỦA NGƯỜI

65 năm qua, lời dạy của Người vẫn là kim chỉ nam cho ngành Y tế trong xây dựng và phát triển. Những thành tựu quan trọng trong phát triển mạng lưới y tế, dự phòng bệnh tật, khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân, từng bước củng cố, tăng cường mạng lưới y tế cơ sở và đổi mới phương thức hoạt động, năng lực dự báo, giám sát và phòng chống dịch bệnh của các cơ sở y tế dự phòng, phòng và khống chế được các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đã được thế giới ghi nhận. Đồng thời, đạo đức nghề, phong cách, thái độ phục vụ và trình độ chuyên môn của đội ngũ những người công tác trong ngành Y tế được chú trọng, nâng cao, xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương y, bác sĩ tận tuỵ chăm sóc, cứu chữa người bệnh được xã hội trân trọng, ghi nhận.

Tuy nhiên, hệ thống y tế từ Trung ương đến cơ sở còn nhiều đầu mối, chưa đồng bộ, thiếu ổn định, hoạt động chưa hiệu quả, chưa phù hợp với biến đổi mô hình bệnh tật, mất an toàn thực phẩm, biến đổi khí hậu, già hóa dân số để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của nhân dân... Trong khi đó, dưới tác động mặt trái của cơ chế thị trường, y đức trở thành vấn đề bức xúc. Những biểu hiện tiêu cực, vi phạm quy định và đạo đức của ngành mặc dù chỉ là những “con sâu làm rầu nồi canh”, song cũng gây ảnh hưởng xấu đến sự thanh cao của nghề y, làm tổn hại đến danh dự của những làm nghề chân chính, tận tâm cống hiến cho nghề nghiệp cao quý này.

Để phát triển và nâng cao chất lượng công tác của ngành Y tế, Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25-10-2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về “Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân” ra đời (Nghị quyết 20). Tinh thần và nội dung của Nghị quyết không chỉ thể hiện sâu sắc 3 chỉ đạo có tính định hướng chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngành Y tế, mà còn bổ sung và hoàn thiện, phù hợp với yêu cầu của đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng.

Theo đó, toàn ngành cùng đoàn kết, chung tay xây dựng một nền y tế Việt Nam tiên tiến, dân tộc, khoa học, đại chúng gắn với nhu cầu thực tế của nhân dân. Trong đó, tiếp tục đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế Việt Nam theo hướng công bằng - hiệu quả - phát triển, bảo đảm an sinh xã hội, để mọi người dân, nhất là người nghèo, các đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi, người dân vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo… được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cơ bản, có chất lượng.

Đồng thời, tiếp tục thực hiện Quyết định số 2088/BYT-QĐ, 12 điều về y đức của Bộ Y tế,  Thông tư số 07/2014/TT-BYT của Bộ Y tế quy định về “Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động tác cơ sở y tế” và Quyết định số 2151/QĐ-BYT phê duyệt kế hoạch thực hiện “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; trong đó có lời dạy “lương y phải như từ mẫu” của Người, đồng thời đưa Nghị quyết 20 vào cuộc sống, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động toàn ngành trên mọi miền đất nước đã và đang không ngừng nỗ lực phấn đấu vượt lên mọi khó khăn gian khổ hoàn thành tốt nhiệm vụ thực hiện bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân mà Đảng, Nhà nước giao phó.

Trên tinh thần lấy người bệnh làm trung tâm, toàn ngành tiếp tục nỗ lực đổi mới toàn diện, tăng cường y tế cơ sở, hướng tới bao phủ sức khỏe toàn dân thông qua nhiều nhiệm vụ, giải pháp đồng bộ; trong đó, có nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh gắn với đổi mới y tế cơ sở và nâng cao trình độ chuyên môn và chất lượng khám, chữa bệnh tới sự hài lòng của người bệnh. Tập trung đổi mới toàn diện phong cách, thái hộ phục vụ của nhân viên y tế đối với người bệnh, xây dựng môi trường bệnh viện xanh - sạch - đẹp, đảm bảo mọi người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, mở rộng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng.

Cùng với đó, đội ngũ những người công tác trong ngành trên khắp mọi miền của Tổ quốc nỗ lực nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, rèn luyện và trau dồi y đức, bồi đắp lòng nhân ái, lương tâm và tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất cao đẹp của những người thầy thuốc “Lương y phải như từ mẫu” để không ngừng nâng cao chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân./.

______________________

(1), (2), (3), (4), (5) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, H, 2011, t.9, tr.343, 343, 343, 343, 344.

(6) Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm và nói chuyện tại Viện Đông y (Viện Y học cổ truyền Việt Nam, phố Nguyễn Bỉnh Khiêm), ngày 16/1/1961.

TS. Đinh Quang Thành Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Theo Tạp chí Tuyên giáo

 Bác Hồ thăm Bệnh xá Vân Đình, Hà Tây (tháng 4/1963). Người căn dặn: “Lương y như từ mẫu”. (Ảnh tư liệu)

BA CHỈ ĐẠO CHIẾN LƯỢC

Cách đây 65 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho Hội nghị cán bộ y tế tổ chức tại Thủ đô Hà Nội (27/2/1955). Bức thư được đăng trên báo Nhân Dân ngày 27/2/1955. Thư của Người dù chỉ có 386 chữ, nhưng đã thể hiện sự chỉ đạo sâu sắc, khoa học, mang tính định hướng chiến lược cho ngành Y tế Việt Nam.

Một là, “đoàn kết là sức mạnh”, vì “đoàn kết là sức mạnh của chúng ta. Đoàn kết thì vượt được mọi khó khăn, giành được nhiều thành tích”(1). Cùng chung một mục đích là “phục vụ nhân dân” cho nên, dù công việc và địa vị khác nhau, song đội ngũ cán bộ ngành Y cần phải “đoàn kết giữa cán bộ cũ và cán bộ mới. Đoàn kết giữa tất cả những người trong ngành y tế, từ các Bộ trưởng, Thứ trưởng, bác sĩ, dược sĩ cho đến các anh chị em giúp việc”(2).

Hai là, “lương y phải như từ mẫu”. Y đức là phẩm chất tốt đẹp, là giá trị cốt lõi của những người làm trong ngành Y tế; biểu hiện ở tinh thần trách nhiệm, sự tận tâm phục vụ, tình thương yêu, chăm sóc người bệnh. Là một nghề liên quan trực tiếp đến sinh mệnh con người, người thầy thuốc không chỉ phải giỏi về chuyên môn mà còn phải giàu về đạo đức nghề; “chẳng những có nhiệm vụ cứu chữa bệnh tật mà còn phải nâng đỡ tinh thần những người ốm yếu”. Người nhấn mạnh rằng, “người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô, các chú. Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khoẻ cho đồng bào. Đó là nhiệm vụ rất vẻ vang”(3), cho nên những người làm nghề y “cần phải thương yêu săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn(4).

Ba là, “xây dựng một nền y tế thích hợp với nhu cầu của nhân dân”, Chính phủ cần phải “xây dựng một nền y học của ta” - nền y học “phải dựa trên nguyên tắc: khoa học, dân tộc và đại chúng”; “chú trọng nghiên cứu và phối hợp thuốc “Đông” và thuốc “Tây”(5).

Theo chỉ dẫn của Người, đội ngũ cán bộ, nhân viên ngành Y tế cả nước, từ Trung ương đến cơ sở, từ thành phố đến tận cơ sở vùng sâu, vùng xa đều nỗ lực phấn đấu, luôn đoàn kết, sẻ chia kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau về tay nghề, phương tiện điều trị để chăm sóc sức khỏe cho đồng bào. Thực hiện lời thề Hippocrate và đạo đức người thầy thuốc như Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn, tấm gương mẫu mực về chuyên môn và đạo đức nghề y của bác sĩ Vũ Đình Tụng, Trần Hữu Tước, GS. Bác sĩ Tôn Thất Tùng, Đặng Văn Ngữ, Phạm Ngọc Thạch, Hồ Đắc Di, Đặng Thuỳ Trâm, Tôn Thất Bách… cùng thầy thuốc, y tá, y sĩ, hộ lý, lương y trong đội ngũ những người “anh hùng áo trắng” trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc luôn được đội ngũ những người công tác trong ngành học tập và noi theo.

Trong mọi thời điểm, lời dạy của Người về đoàn kết, về sự sẻ chia, chăm lo cho người bệnh luôn hiển hiện trong công tác khám và chữa bệnh cho nhân dân, trong từng phiên trực cấp cứu hằng ngày của những người thầy thuốc, dù ở bất cứ thời điểm nào, địa bàn nào. Mỗi người, tùy vị trí công tác và chuyên môn đã luôn giữ và rèn luyện y đức, nỗ lực học tập để nâng cao trình độ y thuật, ngày đêm tận tuỵ vì sức khoẻ của nhân dân. Ở những thời khắc quyết định, đã có những thầy thuốc tình nguyện hiến máu để kịp thời cứu chữa người bệnh. Ở các tuyến bệnh viện, cũng đã có không ít thầy thuốc giúp đỡ tiền để bệnh nhân nghèo chữa bệnh, khám bệnh và cấp thuốc miễn phí cho dân nghèo, nhất là cho đồng bào miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa. Đặc biệt, ở những thời điểm các đợt dịch bùng phát cúm A (H5N1), (H1N1), SARS, chân tay miệng ở trẻ em, sốt xuất huyết… hay nCoV như hiện nay, những khi phải cứu chữa cho các bệnh nhân mắc bệnh nan y, nguy hiểm, đội ngũ những người công tác trong ngành Y đã tiếp cận, xử lý và tranh thủ từng phút để giành giật sự sống cho bệnh nhân, khắc chế sự lan rộng của đại dịch, thể hiện rõ trình độ chuyên môn và đạo đức nghề, tinh thần và trách nhiệm như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ dẫn.

Thực hiện chỉ đạo của Người, nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò và nhiệm vụ rất đặc biệt và cao quý trong xã hội, ngành Y tế đã mở rộng cơ sở chăm sóc sức khỏe từ Trung ương xuống đến địa bàn cơ sở. Hệ thống bệnh viện các tuyến đều được quan tâm đầu tư, xây dựng, tạo thành chỉnh thể liên hoàn, hỗ trợ nhau để ngày càng nâng cao hơn chất lượng thăm, khám và chữa bệnh cho nhân dân. Nhiều chứng bệnh nguy hiểm đã được điều trị có hiệu quả, nhiều kỹ thuật tiên tiến đã được áp dụng ở tuyến bệnh viện Trung ương và các bệnh viện tuyến cơ sở đã góp phần nâng cao chất lượng thăm khám và điều trị bệnh, khẳng định vai trò quan trọng của ngành trong công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước.

Mạng lưới y học dân tộc, kết hợp chặt chẽ, có hiệu quả giữa Đông y và Tây y đã chữa trị thành công rất nhiều loại bệnh, góp phần rất lớn và ngày càng tạo được sự tin tưởng trong nhân dân đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: Thuốc tây chữa được nhiều bệnh, nhưng cũng có bệnh chữa không được mà thuốc ta chữa được; thuốc ta chữa được nhiều bệnh, nhưng cũng có bệnh chữa không được mà thuốc tây chữa được. Bên nào cũng có cái ưu điểm, hai cái ưu điểm cộng lại thì chữa được bệnh tốt cho đồng bào, cho nhân dân, phục vụ cho xây dựng chủ nghĩa xã hội, do đó, “thầy thuốc tây phải học Đông y, thầy thuốc ta cũng phải học Tây y... Thầy thuốc ta và thầy thuốc tây đều phục vụ nhân dân, như người có hai cái tay, hai bàn tay cùng làm việc thì làm việc được tốt, cho nên phải đoàn kết từ trên xuống dưới, từ dưới lên, đoàn kết thuốc ta và thuốc tây thành một khối để chữa bệnh cho đồng bào”(6).

Đó chính là sự kết hợp giữa y học dân tộc và y học hiện đại, kết hợp chặt chẽ giữa và phát huy những vốn quý cổ truyền của Đông y với Tây y, tạo nên sự phát triển vượt bậc của y học Việt Nam, góp phần bảo tồn và phát triển những vốn quý của y học cổ truyền. Sự có mặt của Khoa (Bộ môn) Y học cổ truyền trong hệ  thống trường đào tạo Y khoa và Khoa Đông Y trong các Bệnh viện hoặc Viện nghiên cứu chuyên ngành Y học cổ truyền đã cho thấy sự phát triển đúng hướng trong đào tạo và phát huy vai trò của Đông y trong thăm khám và điều trị cho người bệnh.

NGÀNH Y TẾ TIẾP TỤC THỰC HIỆN LỜI DẠY CỦA NGƯỜI

65 năm qua, lời dạy của Người vẫn là kim chỉ nam cho ngành Y tế trong xây dựng và phát triển. Những thành tựu quan trọng trong phát triển mạng lưới y tế, dự phòng bệnh tật, khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân, từng bước củng cố, tăng cường mạng lưới y tế cơ sở và đổi mới phương thức hoạt động, năng lực dự báo, giám sát và phòng chống dịch bệnh của các cơ sở y tế dự phòng, phòng và khống chế được các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đã được thế giới ghi nhận. Đồng thời, đạo đức nghề, phong cách, thái độ phục vụ và trình độ chuyên môn của đội ngũ những người công tác trong ngành Y tế được chú trọng, nâng cao, xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương y, bác sĩ tận tuỵ chăm sóc, cứu chữa người bệnh được xã hội trân trọng, ghi nhận.

Tuy nhiên, hệ thống y tế từ Trung ương đến cơ sở còn nhiều đầu mối, chưa đồng bộ, thiếu ổn định, hoạt động chưa hiệu quả, chưa phù hợp với biến đổi mô hình bệnh tật, mất an toàn thực phẩm, biến đổi khí hậu, già hóa dân số để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của nhân dân... Trong khi đó, dưới tác động mặt trái của cơ chế thị trường, y đức trở thành vấn đề bức xúc. Những biểu hiện tiêu cực, vi phạm quy định và đạo đức của ngành mặc dù chỉ là những “con sâu làm rầu nồi canh”, song cũng gây ảnh hưởng xấu đến sự thanh cao của nghề y, làm tổn hại đến danh dự của những làm nghề chân chính, tận tâm cống hiến cho nghề nghiệp cao quý này.

Để phát triển và nâng cao chất lượng công tác của ngành Y tế, Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25-10-2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về “Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân” ra đời (Nghị quyết 20). Tinh thần và nội dung của Nghị quyết không chỉ thể hiện sâu sắc 3 chỉ đạo có tính định hướng chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngành Y tế, mà còn bổ sung và hoàn thiện, phù hợp với yêu cầu của đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng.

Theo đó, toàn ngành cùng đoàn kết, chung tay xây dựng một nền y tế Việt Nam tiên tiến, dân tộc, khoa học, đại chúng gắn với nhu cầu thực tế của nhân dân. Trong đó, tiếp tục đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế Việt Nam theo hướng công bằng - hiệu quả - phát triển, bảo đảm an sinh xã hội, để mọi người dân, nhất là người nghèo, các đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi, người dân vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo… được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cơ bản, có chất lượng.

Đồng thời, tiếp tục thực hiện Quyết định số 2088/BYT-QĐ, 12 điều về y đức của Bộ Y tế,  Thông tư số 07/2014/TT-BYT của Bộ Y tế quy định về “Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động tác cơ sở y tế” và Quyết định số 2151/QĐ-BYT phê duyệt kế hoạch thực hiện “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; trong đó có lời dạy “lương y phải như từ mẫu” của Người, đồng thời đưa Nghị quyết 20 vào cuộc sống, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động toàn ngành trên mọi miền đất nước đã và đang không ngừng nỗ lực phấn đấu vượt lên mọi khó khăn gian khổ hoàn thành tốt nhiệm vụ thực hiện bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân mà Đảng, Nhà nước giao phó.

Trên tinh thần lấy người bệnh làm trung tâm, toàn ngành tiếp tục nỗ lực đổi mới toàn diện, tăng cường y tế cơ sở, hướng tới bao phủ sức khỏe toàn dân thông qua nhiều nhiệm vụ, giải pháp đồng bộ; trong đó, có nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh gắn với đổi mới y tế cơ sở và nâng cao trình độ chuyên môn và chất lượng khám, chữa bệnh tới sự hài lòng của người bệnh. Tập trung đổi mới toàn diện phong cách, thái hộ phục vụ của nhân viên y tế đối với người bệnh, xây dựng môi trường bệnh viện xanh - sạch - đẹp, đảm bảo mọi người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, mở rộng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng.

Cùng với đó, đội ngũ những người công tác trong ngành trên khắp mọi miền của Tổ quốc nỗ lực nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, rèn luyện và trau dồi y đức, bồi đắp lòng nhân ái, lương tâm và tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất cao đẹp của những người thầy thuốc “Lương y phải như từ mẫu” để không ngừng nâng cao chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân./.

______________________

(1), (2), (3), (4), (5) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, H, 2011, t.9, tr.343, 343, 343, 343, 344.

(6) Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm và nói chuyện tại Viện Đông y (Viện Y học cổ truyền Việt Nam, phố Nguyễn Bỉnh Khiêm), ngày 16/1/1961.

TS. Đinh Quang Thành Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Theo Tạp chí Tuyên giáo