ĐB Trương Anh Tuấn: VN gạo nào ngon nhất, Bộ trưởng có biết không?

Sau phần giải trình của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, ĐB Trương Anh Tuấn (Nam Định) tỏ ý chưa hài lòng và đề nghị Bộ trưởng Bộ NN&PTNT làm rõ hơn các vấn đề liên quan đến liên kết 4 nhà, trồng cây gì nuôi con gì, xây dựng thương hiệu nông sản chủ lực...

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương khóa XIII

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII: Tập trung vào 3 nhóm vấn đề

 ĐB Trương Anh Tuấn (Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định). 

Ngay sau phần giải trình của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, ĐB Trương Anh Tuấn (Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định) đã thẳng thắn tranh luận lại: "Mặc dù Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đã phát biểu nhưng tôi thấy còn một số vấn đề chưa hài lòng, một vài vấn đề chưa được đề cập rõ".

Một là việc tăng cường kết nối giữa người nông dân với các “nhà” như nhà khoa học, doanh nghiệp chưa được quan tâm đúng mức. Trách nhiệm của nhà khoa học, nhà quản lý đối với sản xuất của người nông dân chưa được đề cao.

"Người nông dân vẫn luôn phải trả lời câu hỏi lớn: Trồng cây gì, nuôi con gì để đảm bảo cuộc sống, có thu nhập cao? Câu hỏi này thật khó với bà con. Chính vì do thiếu thông tin, trình độ có hạn nên người nông dân vẫn loay hoay với câu hỏi này. Không tìm được câu trả lời, nên bà con vẫn sản xuất theo phong trào, làm theo thói quen mà không theo quy hoạch, không theo thị trường, dẫn tới tình trạng khi được mùa thì mất giá, thu nhập bấp bênh.

Câu hỏi trồng cây gì, nuôi con gì phải thuộc về trách nhiệm của nhà khoa học, nhà quản lí. Với trách nhiệm, chức năng nhiệm vụ được giao, với tầm nhìn của mình, các nhà quản lí, nhà khoa học phải trả lời nông dân câu hỏi đó" - ĐB Trương Anh Tuấn nêu.

Ông Tuấn cho biết, đã có thông tin cho thấy một vài nơi nông dân sản xuất nông sản theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp, nhưng khi tới mùa thu hoạch, doanh nghiệp lại phá vỡ hợp đồng, không thu mua nông sản dẫn tới nông dân bị thiệt hại nặng nề. Tuy nhiên việc xử lý trách nhiệm của những doanh nghiệp làm ăn kiểu này thì chưa được quan tâm.

"Một vấn đề nữa tôi cho rằng cực kì quan trọng, đó là nhiều loại nông sản nước ta chưa có thương hiệu. Bộ trưởng nói rằng chúng ta đứng đầu thế giới về xuất khẩu hồ tiêu, cà phê, thuỷ sản…, nhưng hỏi ngược lại xem giống nào, cây trồng nào ở đâu tốt nhất, chắc là chưa có câu trả lời? Bởi vì thương hiệu của chúng ta chưa có, dẫn tới sản phẩm nông sản bị lẫn lộn loại này với loại kia, khiến chất lượng sản phẩm không đồng đều, gây mất uy tín và phải bán với giá thấp" - ông Tuấn nói.

"Chúng ta ăn cơm hàng ngày, trả lời gạo nào ngon thì rất dễ, nào là tám xoan Hải Hậu, gạo tám Điện Biên, rồi Séng Cù, gạo thơm Sóc Trăng… Theo thống kê chưa đầy đủ, chúng ta có hơn 200 giống lúa, từ đó có hơn 200 loại gạo. Địa phương nào cũng khẳng định mình có gạo ngon, gạo đặc sản, nhưng để khẳng định gạo nào ngon nhất, chắc là chưa có câu trả lời chính xác. Bởi thực tế chúng ta chưa tổ chức thi gạo ngon bao giờ?" - ông Tuấn tiếp tục nêu vấn đề. 

Việt Nam có hàng trăm giống lúa khác nhau, nhưng giống lúa nào cho chất lượng gạo ngon nhất thì chưa có câu trả lời. Ảnh minh hoạ: I.T

Chúng ta có cuộc thi hoa hậu bò sữa, trong khi hạt gạo chúng ta đã sản xuất nhiều năm mà chưa từng có một cuộc thi nào chính thức nhằm tìm ra hạt gạo ngon nhất để xây dựng thương hiệu.

Để dẫn chứng cho lập luận của mình, đại biểu Trương Anh Tuấn cho biết, năm 2017, tại Trung Quốc, gạo ST24 của Việt Nam đã vượt qua hàng trăm loại gạo ngon của thế giới để cùng gạo của Campuchia, Thái Lan lọt vào tốp 3 loại gạo ngon nhất.

"Điều này không chỉ mang lại niềm tự hào mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam. Minh chứng là hiện giá gạo xuất khẩu của chúng ta đã cao hơn cả gạo của Thái Lan, Ấn Độ. Phải chăng tác động của thương hiệu, sự vinh danh tại các cuộc thi đã tạo ra giá trị mới của gạo Việt Nam?", đại biểu của tỉnh Nam Định nói, đồng thời ông cũng bày tỏ mong muốn tới đây, ngành nông nghiệp sẽ sớm tổ chức các cuộc thi nhằm vinh danh sản phẩm nông sản đạt chất lượng, qua đó xây dựng tương hiệu, nâng tầm giá trị nông sản. 

Phátbiểu giải trìnhmột số vấn đề liên quan tới ngành, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết hết tháng 9/2018, nông nghiệp tăng 2,78%, đây là mức cao trong nhiều năm gần đây.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, 5 năm trước, giá gạo Việt Nam ở rất thấpthì hiện đã cao hơn Thái Lan, Ấn Độ..., đảm bảo cơ cấu, giá trị. Tháng 6/2018, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam là 450 USD/tấn, trong khi gạo Thái Lan là 430 USD và Ấn Độ là 410 USD/tấn.