Đã đến lúc “cầm kéo” thưa thầy Bộ trưởng

Nhà nước không tiếc tiền chi cho giáo dục khi tỷ lệ chi ở mức 20%, tương đương 5% GDP, mức rất cao trên thế giới. Dân lại càng không tiếc.

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương khóa XIII

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII: Tập trung vào 3 nhóm vấn đề

 Từ trường hợp thời sự GS Trương Nguyện Thành (ảnh), những vô lý cũng được chỉ ra. Ảnh: Youtube/ Thanh Niên

Bình quân hộ gia đình phải chi 52%, tức hơn nửa thu nhập cho một đứa con học đại học. Nhưng ngay cả tiền đổ ra cũng đang gặp những “ổ khóa” giấy phép con của ngành giáo dục.

Giấy phép con đang “khoá cửa” thị trường đầu tư cho giáo dục- từ dùng nguyên văn của TS Lê Trường Tùng - Chủ tịch Hội đồng Đại học FPT - trong hội thảo về điều kiện kinh doanh trong ngành giáo dục vừa được tổ chức hôm qua (15.5).

Giấy phép con đang nhiều như “một khu rừng”, một ngành tưởng miễn nhiễm với thương trường hóa ra cũng đang có 212 giấy phép con.

Rồi những bất hợp lý “nội- ngoại”: Vốn đầu tư cho cơ sở có yếu tố nước ngoài chỉ quy định tối thiểu 300 tỉ đồng trong khi cơ sở trong nước cần tối thiểu 1.000 tỉ đồng. Rồi, nhân trường hợp thời sự GS Trương Nguyện Thành, những vô lý cũng được chỉ ra: Một bên được tự chủ về tổ chức, một đằng quy định hiệu trưởng phải là tiến sĩ, có ít nhất 5 năm kinh nghiệm quản lý...

Tại sao lại như vậy? Chưa ai giải thích.

Điều kiện kinh doanh nhiều, bí, khó, và vô lý đến mức thầy Nguyễn Xuân Khang - Hiệu trưởng trường phổ thông liên cấp Marie Curie nói thẳng: Khi thành lập trường tiểu học, để đáp ứng yêu cầu phải có mấy chục giáo viên kèm chứng chỉ, hồ sơ,… ông đã từng phải “tạo cái giả” để đủ điều kiện.

Đúng là khu rừng giấy phép đang khiến các nhà đầu tư giáo dục phải lách, phải “tạo cái giả” nếu như không muốn bỏ cuộc ngay từ đầu.

Nếu điều kiện kinh doanh trong ngành giáo dục là một khu rừng, một ổ khóa thì có lẽ đã đến lúc Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cần một “cây kéo” để cắt phăng những gì đang làm cản trở giáo dục.

Chúng ta đang có những tiền đề cực tốt cho giáo dục. Tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục hàng năm của Việt Nam ở mức xấp xỉ 20%, tương đương 5% GDP.  Người dân cũng vậy, có những giai đoạn chi tiêu hộ gia đình cho giáo dục chiếm tới 17,5% tổng chi phí ở cấp tiểu học và 52,2% ở cấp đại học. 52,2%, tức là hơn một nửa thu nhập.

Nhưng tiền bạc bao nhiêu có ý nghĩa gì khi nó bị “khóa cửa” ngay từ đầu.

Trong báo cáo gửi Quốc hội, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, đổi mới giáo dục ở Việt Nam đang được các nước, các tổ chức quốc tế đánh giá cao và có thể trở thành những bài học kinh nghiệm quan trọng cho các quốc gia khác trên thế giới.

Điều đó cũng quý. Nhưng sẽ quý hơn nếu Bộ Giáo dục nhìn nhận chân xác và dũng cảm với những gì đang tồn tại, đang cản trở mà con số 81 điều kiện Bộ đang muốn bãi bỏ, 29 điều kiện đang muốn đơn giản hóa sẽ chỉ là những con số nếu cắt giảm giấy phép con không gắn với cắt giảm thủ tục hành chính song hành.