Covid-19: Virus có lây qua đồ ăn? Làm thế nào tránh lây trên máy bay?

Trang tin của CNN tổng hợp những câu hỏi hàng tuần của độc giả về dịch Covid-19, và dưới đây là một số câu hỏi phổ biến nhất.

Thủ tướng: Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân Cuba

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba

Làm thế nào để giữ an toàn khi đi máy bay?

Bạn không phải lo lắng về khoang máy bay phải ngồi. Giữ cho đôi tay sạch sẽ còn quan trọng hơn.

Theo bác sĩ chuyên khoa y tế lữ hành Richard Dawood, bạn phải luôn luôn chú ý đến vị trí đặt bàn tay của mình. Tay vịn tại sân bay, tay nắm cửa và cần gạt vào phòng vệ sinh trên máy là những thứ chứa vi khuẩn nhất.

"Bạn có thể chạm vào những thứ này miễn là sau đó có rửa hoặc vệ sinh tay trước khi sờ lên mặt, cầm nắm thực phẩm", bác sĩ Dawood cho hay, "Bạn cũng có thể sử dụng dung dịch khử trùng hoặc khăn lau tay sát trùng để lau tay vịn, điều khiển từ xa và bàn gập tại chỗ ngồi của mình."

Không khí lưu thông trong khoang máy bay có làm hành khách nhiễm bệnh?

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), hầu hết các loại virus không dễ dàng lây lan trên máy bay vì không khí lưu thông đã được sàng lọc. Ở hầu hết máy bay dân dụng hiện đại, chỉ có từ 10 đến 50% lượng không khí lưu thông có trộn lẫn với không khí bên ngoài.

Hầu hết các loại virus không dễ dàng lây lan trên máy bay vì không khí lưu thông đã được sàng lọc (Ảnh: Getty)

"Không khí lưu thông trong máy bay thường đi qua một loạt các bộ lọc từ 20 đến 30 lần mỗi giờ," CDC cho biết, "Hơn nữa, không khí thường chỉ lưu thông ở một số khu vực nhất định trong máy bay, nên sẽ hạn chế bán kính lây lan mầm bệnh qua các hạt dịch nhỏ. Do đó, môi trường không khí trong khoang máy bay không có lợi cho sự lây lan của hầu hết các bệnh truyền nhiễm."

Dù vậy, hãy cố gắng tránh tiếp xúc với bất cứ ai có dấu hiệu ho hoặc hắt hơi thường xuyên. Và nếu bạn mắc phải các triệu chứng trên, hãy che toàn bộ miệng và mũi bằng mặt trong khuỷu tay khi ho hoặc hắt hơi.

Chính xác thì “người lớn tuổi” nghĩa là gì? Thuộc ngưỡng tuổi nào?

CDC cho biết "người lớn tuổi" và những người mắc bệnh mãn tính nghiêm trọng "có nguy cơ nhiễm Covid-19 cao hơn".

Theo các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, bất cứ ai trên 60 tuổi và những người có vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nên cố gắng tránh những nơi đông đúc - chẳng hạn như rạp chiếu phim, trung tâm mua sấm và thậm chí các nghi lễ tôn giáo.

“Những người trên 60 tuổi và những người có vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nên là các đối tượng được ưu tiên hàng đầu," Tiến sĩ William Schaffner, giáo sư Đại học Vanderbilt và cố vấn lâu năm của CDC, cho biết, "Điều quan trọng nhất bạn có thể làm để tránh nhiễm bệnh là giảm việc tiếp xúc trực tiếp với người khác."

Các đối tượng dễ có nguy cơ nhiễm Covid-19 thường có độ tuổi trung bình 60 (Ảnh: Getty)

Nhưng tại sao tuổi 60 thường được sử dụng như một cái ngưỡng cho những đối tượng cần phải thận trọng hơn?

"Chúng tôi giờ đã biết nhiều hơn về những đối tượng có nguy cơ nhiễm Covid-19", Tổng Y sĩ Mỹ Jerome Adams cho biết, "Độ tuổi trung bình của các ca tử vong bởi Covid-19 là 80, trong tuổi trung bình của các đối tượng cần sự chăm sóc y tế là 60."

Virus Corona có lây qua đồ ăn không?

"Các chủng virus Corona thường được cho là lây từ người sang người qua dịch hô hấp. Hiện tại không có bằng chứng nào cho thấy Covid-19 có thể lây qua đồ ăn", CDC cho biết, "Nhìn chung, do khả năng sống sót kém của các chủng virus Corona trên các bề mặt đồ dùng hoặc thực phẩm, nên chúng ít khi có khả năng lây lan từ các sản phẩm thực phẩm hoặc bao bì được vận chuyển trong một vài ngày hoặc vài tuần ở nhiệt độ đông lạnh."

Nếu tôi có một hệ thống miễn dịch yếu, tôi có nên hủy kế hoạch du lịch của mình không?

Những người bị suy giảm miễn dịch "có nguy cơ cao nhiễm Covid-19, cũng như các bệnh khác như cúm. Tránh tiếp xúc với người bệnh là rất quan trọng", cơ qua Y tế hạt Snohomish của tiểu bang Washington, Mỹ cho biết.

Hạt Snohomish là nơi báo cáo trường hợp nhiễm Covid-19 đầu tiên ở Mỹ vào tháng 1 vừa qua. Kể từ đó, hơn 700 người Mỹ đã bị xác nhận dương tính và ít nhất 26 người đã tử vong - chủ yếu ở bang Washington.

Ngay cả trước khi dịch Covid-19 bùng phát, những người có hệ thống miễn dịch yếu thường phải chịu các biến chứng nghiêm trọng hơn nếu chẳng may đổ bệnh khi đi du lịch.

"Dù tỷ lệ nhiễm trùng có thể không có sự khác biệt đáng kể giữa những người du lịch khỏe mạnh và những người có hệ miễn dịch yếu, thì những đối tượng thuộc nhóm 2 vẫn có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng hơn", các nhà nghiên cứu từ Đại học Y bang Washington cho biết.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

-Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19:Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

-Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19:Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin:1900322819009095.