Covid-19: Hơn 6.500 ca tử vong, hàng loạt quốc gia “bế quan tỏa cảng“

Theo dữ liệu của Worldometers cập nhật lúc 7h45 ngày 16/3, trên toàn thế giới có 6.515 ca tử vong và 169.415 ca mắc Covid-19.

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam đến chào từ biệt

Thủ tướng: 'Sự sống nảy sinh từ cái chết' ở Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng

Sắp xếp, tinh gọn phải nhanh, làm khẩn trương nhưng phải rất khoa học, phòng ngừa các hệ lụy, rủi ro

Ngày 15/3 có thể coi là ngày tang tóc nhất đối với Italy khi số ca tử vong do virus SARS-CoV-2 tại quốc gia này lên cao đỉnh điểm. Đã thêm 368 ca tử vong, nâng số ca tử vong lên thành 1.809 và 3.590 ca nhiễm mới. Như vậy tính đến thời điểm hiện tại, Italy có 24.747 ca nhiễm. Sau gần 1 tuần áp dụng lệnh phong tỏa, Italy vẫn phải chịu tổn thất nghiêm trọng.

Chiến dịch tẩy trùng ở thủ đô Teheran ngày 13/03/2020. Ảnh: AFP.

Tây Ban Nha hiện là quốc gia châu Âu chịu ảnh hưởng nghiêm trọng thứ hai bởi dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19, sau Italy. Tính đến hết ngày hôm qua (15/3), nước này đã ghi nhận thêm 96 ca tử vong và 1.454 ca nhiễm mới, nâng số ca tử vong lên thành 292 và số ca mắc là 7.845.

Đức cũng ghi nhận số ca nhiễm mới tăng vọt với 1.214 ca, nâng tổng số ca mắc Covid-19 lên thành 5. 813. Trong khi đó, Pháp ghi nhận 127 ca tử vong và 5.423 ca mắc tính đến thời điểm hiện tại.

Ngoài 4 nước trên, hàng loạt quốc gia châu Âu khác cũng chứng kiến số ca mắc Covid-19 mới không ngừng gia tăng.

Pháp và Tây Ban Nha đã nối gót Italy, áp đặt lệnh phong tỏa với hàng chục triệu người dân. Người dân phải ở trong nhà trừ lý do mua thực phẩm hoặc thuốc men, đi làm, khám bệnh hoặc vì các lý do khẩn cấp khác. Các cơ sở nếu không kinh doanh lương thực hoặc nhu yếu phẩm sẽ phải đóng cửa. 

Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock cho biết, nước này đang chuẩn bị cấm tụ tập đông người và cách ly những người già trên 70 tuổi trong thời gian tối đa là 4 tháng như một phần của kế hoạch đối phó với virus SARS-CoV-2. Thủ tướng Đức Angela Merkel, cùng một số quan chức cấp cao cũng nhất trí đóng cửa biên giới với ba nước láng giềng phía Tây Nam bắt đầu từ 8h sáng 16/3 theo giờ Đức.

Trong khi châu Âu ngày càng có nhiều "điểm nóng" dịch Covid-19 thì tại Mỹ, Tổng thống Trump đã gấp rút hành động để ngăn chặn dịch bệnh khi quốc gia này có 746 ca nhiễm mới chỉ trong 24 giờ, nâng tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 lên hơn 3.689 trường hợp. Mỹ mới đây đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia và cấm các hoạt động đi lại từ châu Âu đồng thời đang cân nhắc giới hạn đi lại tại một số khu vực bị ảnh hưởng bởi Covid-19 ngay trong nước Mỹ.

Nhiều quốc gia khác mở rộng lệnh cấm nhập cảnh khi toàn thế giới tìm cách ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2. Lệnh cấm tụ tập đông người được ban hành, các sự kiện thể thao, văn hóa và tôn giáo đều bị hủy bỏ, trong khi giới chuyên gia y tế hối thúc người dân giữ “khoảng cách về mặt xã hội” để hạn chế dịch bệnh lây lan.

Australia đã yêu cầu người nước ngoài đến quốc gia này phải tự cách ly. Bắt đầu từ hôm qua (15/3), Hàn Quốc thực hiện biện pháp kiểm tra nghiêm ngặt hơn đối với du khách từ Pháp, Đức, Tây Ban Nha, sau khi áp dụng quy tắc tương tự với Trung Quốc, Italy và Iran. Hành khách từ những quốc gia trên đến Hàn Quốc cần phải tải một ứng dụng để thông báo xem liệu họ có xuất hiện triệu chứng nhiễm virus SARS-CoV-2 hay không.

Tại Trung Đông, nước Cộng hòa Hồi giáo Iran thành ổ dịch Covid-19 lớn nhất. Tính đến hết ngày hôm qua (15/3), nước này ghi nhận 113 ca tử vong và 1.209 ca nhiễm mới. Như vậy, Iran đã có tổng cộng 724 ca tử vong và 13.938 ca mắc Covid-19. Chính quyền Teheran kêu gọi quân đội can thiệp nhằm kiểm soát chặt chẽ việc di chuyển của người dân trong các thành phố và trên toàn quốc. Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến 157 quốc gia và vùng lãnh thổ. ./.