Có nên mở cửa đón khách tham quan các cơ quan công quyền?

Nhiều du khách bày tỏ sự thất vọng khi không được vào tham quan Trụ sở UBND TPHCM mà chỉ được chụp hình từ ngoài.

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương khóa XIII

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII: Tập trung vào 3 nhóm vấn đề

TPHCM có rất nhiều tòa nhà được xây dựng từ thời xưa, vừa có kiến trúc độc đáo vừa có giá trị về mặt văn hóa, lịch sử. Hầu hết các công trình này đang được sử dụng làm trụ sở cơ quan nhà nước, hạn chế người ra vào.

Nhiều người cho rằng, nên mở cửa cho người dân và du khách vào tham quan các công trình này, vừa góp phần tạo điểm tham quan mới cho ngành du lịch, vừa tăng cơ hội để người dân hiểu hơn về cơ quan công quyền. Vậy nên hay không nên cho khách tham quan các công trình cơ quan công quyền? 

Nhiều du khách bày tỏ sự thất vọng khi không được vào tham quan Trụ sở UBND TPHCM mà chỉ được chụp hình từ ngoài.

Là trung tâm của TPHCM, quận 1 tập trung rất nhiều công trình di sản, di tích đặc biệt quan trọng, trong đó nhiều công trình đang được sử dụng làm trụ sở của các cơ quan công quyền, như: Trụ sở UBND TPHCM (Dinh xã Tây xưa), trụ sở Sở Thông tin-Truyền thông và Sở Công Thương (Dinh Thượng thơ xưa), tòa nhà Sở Văn hóa Thể thao, tòa nhà Hải quan, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM, Tòa án TPHCM…

Hầu hết đều là những công trình có kiến trúc đặc biệt từ thời Pháp thuộc, được xây dựng cùng với sự ra đời của đô thị Sài Gòn dưới góc độ là một đô thị hiện đại.

Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm cùng TPHCM, các công trình này có ý nghĩa rất lớn về mặt lịch sử văn hóa. Tuy nhiên phần lớn những công trình công quyền này đều hạn chế người ra vào, trong khi người dân và du khách lại có nhu cầu được tham quan và tìm hiểu.

Sau khi được trùng tu, Trụ sở Tòa án nhân dân TPHCM dự kiến sẽ mở một bảo tàng nhỏ để giới thiệu về kiến trúc, lịch sử của công trình này.

Anh Nguyễn Thành Danh, một hướng dẫn viên du lịch đã từng dẫn rất nhiều đoàn khách quốc tế đến thăm TPHCM cho biết, du khách rất thích thú và muốn tìm hiểu về kiến trúc lịch sử văn hóa của các công trình công quyền tại TPHCM, đặc biệt là Trụ sở UBND thành phố. Tuy nhiên, họ cũng bày tỏ sự thất vọng vì chỉ được đứng quan sát và chụp hình từ bên ngoài chứ không được vào trong như nhiều công trình công quyền ở các nước khác.

Anh Nguyễn Thành Danh bày tỏ: "Tôi và anh em đồng nghiệp đều rất muốn sở du lịch và cấp trên xem xét làm sao mà mở được tòa nhà UBND TPHCM và các trụ sở công quyền khác của TPHCM để cho khách đến tham quan. Bởi vì đó đều là những công trình rất đẹp mà lại không được vào tham quan".

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM là một trong những công trình công quyền được đánh giá cao về kiến trúc và lịch sử.

Tham quan các tòa nhà có kiến trúc cổ, giàu giá trị văn hóa - lịch sử đang được sử dụng làm trụ sở công quyền là nhu cầu không chỉ của riêng những người bạn quốc tế mà còn của cả du khách trong nước.

Anh Nguyễn Tiến Dũng, một khách du lịch đến từ Hà Nội, cho rằng, đây là một ý tưởng rất hay và cần sớm được đưa vào khai thác.

"Việc mở cửa những cơ quan công quyền trở thành địa điểm tham quan sẽ tạo nên những nét mới cho du lịch của TP thay vì những công trình đã quá quen thuộc như chợ Bến Thành, Dinh Độc lập. Ngoài ra, đây cũng sẽ là cơ hội để những du khách như chúng tôi tìm hiểu nhiều hơn về kiến trúc, lịch sử và văn hóa của TPHCM nói riêng và Việt Nam nói chung", anh Dũng nói.

Việc đặt ra vấn đề cho khách tham quan công trình trụ sở công quyền không chỉ để phục vụ cho ngành du lịch mà còn là đòi hỏi của xã hội, là nhu cầu của người dân TPHCM. Bởi những công trình này là tài sản chung của cộng đồng nên cộng đồng được quyền biết và hưởng thụ giá trị của nó. Tham quan trực tiếp chính là một cách để công chúng, đặc biệt là giới trẻ biết đến giá trị công trình, tăng sự gắn bó cũng như có ý thức để bảo tồn di sản.

Nói về vấn đề này, TS. Nguyễn Thị Hậu, Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử TPHCM cho rằng, cần phải bỏ quan niệm rằng, cơ quan công quyền là kín cổng cao tường, là rào kín, không cho người dân vào tham quan, bởi về cơ bản, những cơ quan này được tạo nên là để phục vụ cho người dân.

"Tôi nghĩ rằng, tour công sở trở thành điểm tham quan của du khách rất hấp dẫn. Thứ nhất là người ta biết giá trị của di sản như ta vẫn nói. Nhưng cái thứ hai quan trọng hơn đó là hình ảnh của các công sở sẽ trở nên gần gũi và thân thiện hơn với cộng đồng dân cư, tránh được sự xa cách về mặt quan hệ hành chính. Người dân sẽ có cảm giác chính quyền, qua hình ảnh của những công sở đấy, thực sự là của mình", TS. Nguyễn Thị Hậu nói.

Tòa nhà Sở Văn hóa Thế thao TPHCM trước đây là nhà tùđầu tiên do người Pháp xây ở Sài Gòn, người dân thường quen gọi làbót Catinat.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là cách thức tổ chức phải như thế nào để du khách tham quan mà không ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan nhà nước, đảm bảo được an ninh trật tự; cũng như không có những tác động tiêu cực đến giá trị vốn có của những công trình này.

Bàn về vấn đề này, kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn cho rằng, đã là cơ quan công quyền thì cần ưu tiên cho các hoạt động của cơ quan. Việc mở cửa cho khách tham quan chỉ nên tiến hành vào những lúc thuận tiện như cuối tuần, ngày lễ, tết hoặc nếu ngày thường thì ngoài giờ hành chính. Cũng không nhất thiết phải mở cửa tham quan tất cả toàn bộ công trình, thay vào đó chỉ chọn những nơi nào trang trọng nhất, tiêu biểu nhất về mặt kiến trúc nghệ thuật, lịch sử.

Đặc biệt, khi triển khai, công tác quản lý, vận hành và bảo tồn cần được tính toán và chuẩn bị kỹ lưỡng sao cho đồng bộ, chẳng hạn như việc điều phối dòng khách như thế nào, hình thức đăng ký tham quan, thời lượng bao nhiêu là đủ, trưng bày và thuyết minh ra sao, tu bổ như thế nào cũng như cần làm gì để đảm bảo an ninh, trật tự…

Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn đề xuất: "Nếu mình nhìn việc mở cửa 10 cơ quan là 10 ông chủ khác nhau thì sẽ là vấn đề. Nhưng nếu nhìn 10 cơ quan này đều là cơ quan thành phần của TPHCM thì vấn đề đơn giản hơn nhiều. Mình nghĩ cách tổ chức chuyên nghiệp nhất là nên cho 1 đơn vị chuyên nghiệp không thuộc cơ quan nào hết đấu thấu. Người ta sẽ lo hết, họ sẽ nhận được kinh phí của thành phố, xin kế hoạch thu tiền vé là bao nhiêu và họ sẽ đảm bảo giữ gìn bảo tồn cho các công trình này".

Rõ ràng, ý tưởng mở cửa trụ sở cơ quan công quyền cho người dân và du khách vào tham quan, đặc biệt là những tòa nhà có kiến trúc cổ, giàu giá trị lịch sử, rất đáng để các cơ quan quản lý nhà nước liên quan quan tâm xem xét và có quyết định phù hợp.

Nhiều người cho rằng, nên mở cửa cho người dân và du khách vào tham quan các công trình này, vừa góp phần tạo điểm tham quan mới cho ngành du lịch, vừa tăng cơ hội để người dân hiểu hơn về cơ quan công quyền. Vậy nên hay không nên cho khách tham quan các công trình cơ quan công quyền? 

Nhiều du khách bày tỏ sự thất vọng khi không được vào tham quan Trụ sở UBND TPHCM mà chỉ được chụp hình từ ngoài.

Là trung tâm của TPHCM, quận 1 tập trung rất nhiều công trình di sản, di tích đặc biệt quan trọng, trong đó nhiều công trình đang được sử dụng làm trụ sở của các cơ quan công quyền, như: Trụ sở UBND TPHCM (Dinh xã Tây xưa), trụ sở Sở Thông tin-Truyền thông và Sở Công Thương (Dinh Thượng thơ xưa), tòa nhà Sở Văn hóa Thể thao, tòa nhà Hải quan, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM, Tòa án TPHCM…

Hầu hết đều là những công trình có kiến trúc đặc biệt từ thời Pháp thuộc, được xây dựng cùng với sự ra đời của đô thị Sài Gòn dưới góc độ là một đô thị hiện đại.

Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm cùng TPHCM, các công trình này có ý nghĩa rất lớn về mặt lịch sử văn hóa. Tuy nhiên phần lớn những công trình công quyền này đều hạn chế người ra vào, trong khi người dân và du khách lại có nhu cầu được tham quan và tìm hiểu.

Sau khi được trùng tu, Trụ sở Tòa án nhân dân TPHCM dự kiến sẽ mở một bảo tàng nhỏ để giới thiệu về kiến trúc, lịch sử của công trình này.

Anh Nguyễn Thành Danh, một hướng dẫn viên du lịch đã từng dẫn rất nhiều đoàn khách quốc tế đến thăm TPHCM cho biết, du khách rất thích thú và muốn tìm hiểu về kiến trúc lịch sử văn hóa của các công trình công quyền tại TPHCM, đặc biệt là Trụ sở UBND thành phố. Tuy nhiên, họ cũng bày tỏ sự thất vọng vì chỉ được đứng quan sát và chụp hình từ bên ngoài chứ không được vào trong như nhiều công trình công quyền ở các nước khác.

Anh Nguyễn Thành Danh bày tỏ: "Tôi và anh em đồng nghiệp đều rất muốn sở du lịch và cấp trên xem xét làm sao mà mở được tòa nhà UBND TPHCM và các trụ sở công quyền khác của TPHCM để cho khách đến tham quan. Bởi vì đó đều là những công trình rất đẹp mà lại không được vào tham quan".

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM là một trong những công trình công quyền được đánh giá cao về kiến trúc và lịch sử.

Tham quan các tòa nhà có kiến trúc cổ, giàu giá trị văn hóa - lịch sử đang được sử dụng làm trụ sở công quyền là nhu cầu không chỉ của riêng những người bạn quốc tế mà còn của cả du khách trong nước.

Anh Nguyễn Tiến Dũng, một khách du lịch đến từ Hà Nội, cho rằng, đây là một ý tưởng rất hay và cần sớm được đưa vào khai thác.

"Việc mở cửa những cơ quan công quyền trở thành địa điểm tham quan sẽ tạo nên những nét mới cho du lịch của TP thay vì những công trình đã quá quen thuộc như chợ Bến Thành, Dinh Độc lập. Ngoài ra, đây cũng sẽ là cơ hội để những du khách như chúng tôi tìm hiểu nhiều hơn về kiến trúc, lịch sử và văn hóa của TPHCM nói riêng và Việt Nam nói chung", anh Dũng nói.

Việc đặt ra vấn đề cho khách tham quan công trình trụ sở công quyền không chỉ để phục vụ cho ngành du lịch mà còn là đòi hỏi của xã hội, là nhu cầu của người dân TPHCM. Bởi những công trình này là tài sản chung của cộng đồng nên cộng đồng được quyền biết và hưởng thụ giá trị của nó. Tham quan trực tiếp chính là một cách để công chúng, đặc biệt là giới trẻ biết đến giá trị công trình, tăng sự gắn bó cũng như có ý thức để bảo tồn di sản.

Nói về vấn đề này, TS. Nguyễn Thị Hậu, Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử TPHCM cho rằng, cần phải bỏ quan niệm rằng, cơ quan công quyền là kín cổng cao tường, là rào kín, không cho người dân vào tham quan, bởi về cơ bản, những cơ quan này được tạo nên là để phục vụ cho người dân.

"Tôi nghĩ rằng, tour công sở trở thành điểm tham quan của du khách rất hấp dẫn. Thứ nhất là người ta biết giá trị của di sản như ta vẫn nói. Nhưng cái thứ hai quan trọng hơn đó là hình ảnh của các công sở sẽ trở nên gần gũi và thân thiện hơn với cộng đồng dân cư, tránh được sự xa cách về mặt quan hệ hành chính. Người dân sẽ có cảm giác chính quyền, qua hình ảnh của những công sở đấy, thực sự là của mình", TS. Nguyễn Thị Hậu nói.

Tòa nhà Sở Văn hóa Thế thao TPHCM trước đây là nhà tùđầu tiên do người Pháp xây ở Sài Gòn, người dân thường quen gọi làbót Catinat.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là cách thức tổ chức phải như thế nào để du khách tham quan mà không ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan nhà nước, đảm bảo được an ninh trật tự; cũng như không có những tác động tiêu cực đến giá trị vốn có của những công trình này.

Bàn về vấn đề này, kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn cho rằng, đã là cơ quan công quyền thì cần ưu tiên cho các hoạt động của cơ quan. Việc mở cửa cho khách tham quan chỉ nên tiến hành vào những lúc thuận tiện như cuối tuần, ngày lễ, tết hoặc nếu ngày thường thì ngoài giờ hành chính. Cũng không nhất thiết phải mở cửa tham quan tất cả toàn bộ công trình, thay vào đó chỉ chọn những nơi nào trang trọng nhất, tiêu biểu nhất về mặt kiến trúc nghệ thuật, lịch sử.

Đặc biệt, khi triển khai, công tác quản lý, vận hành và bảo tồn cần được tính toán và chuẩn bị kỹ lưỡng sao cho đồng bộ, chẳng hạn như việc điều phối dòng khách như thế nào, hình thức đăng ký tham quan, thời lượng bao nhiêu là đủ, trưng bày và thuyết minh ra sao, tu bổ như thế nào cũng như cần làm gì để đảm bảo an ninh, trật tự…

Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn đề xuất: "Nếu mình nhìn việc mở cửa 10 cơ quan là 10 ông chủ khác nhau thì sẽ là vấn đề. Nhưng nếu nhìn 10 cơ quan này đều là cơ quan thành phần của TPHCM thì vấn đề đơn giản hơn nhiều. Mình nghĩ cách tổ chức chuyên nghiệp nhất là nên cho 1 đơn vị chuyên nghiệp không thuộc cơ quan nào hết đấu thấu. Người ta sẽ lo hết, họ sẽ nhận được kinh phí của thành phố, xin kế hoạch thu tiền vé là bao nhiêu và họ sẽ đảm bảo giữ gìn bảo tồn cho các công trình này".

Rõ ràng, ý tưởng mở cửa trụ sở cơ quan công quyền cho người dân và du khách vào tham quan, đặc biệt là những tòa nhà có kiến trúc cổ, giàu giá trị lịch sử, rất đáng để các cơ quan quản lý nhà nước liên quan quan tâm xem xét và có quyết định phù hợp.