“Chuyến tàu vét” đang chạy ngược chiều với quyết tâm tinh gọn bộ máy?

Làm rõ chuyện “chuyến tàu vét” là để trả lại sự thanh thản cho người trong cuộc, đồng thời để người dân tin tưởng tuyệt đối rằng, không có bất kỳ “vùng cấm” nào trong xử lý vi phạm

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, làm việc tại Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng

Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc thăm, chúc Tết tại Hà Giang

Tổng Bí thư Tô Lâm tri ân công lao của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhân dịp Tết

Trong những ngày gần đây, câu chuyện về những “chuyến tàu vét” tại Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) và Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa lại râm ran trong dư luận.

Câu chuyện này lại làm người ta nhớ đến các “chuyến tàu vét” xảy ra trong thời gian qua tại một số Bộ, ngành, địa phương. Theo đó, nhiều quyết định sai phạm đã được thu hồi, nhiều người đã bị xử lý kỷ luật, thậm chí có người bị cách cả tư cách nguyên Bộ trưởng...

Ông Lê Mạnh Hùng ký bổ nhiệm hàng loạt cán bộ trước khi nghỉ hưu (ảnh: Người lao động)

Dư luận cũng đặt ra câu hỏi tại sao đã có sự cảnh báo nghiêm khắc như vậy nhưng nhiều người, nhiều nơi vẫn cố tình thực hiện những chuyến tàu vét với nhiều sai phạm như vậy?. Động cơ nào mà những vị lãnh đạo này vào “phút 89” lại cố tình bổ nhiệm hàng loạt cán bộ, trong đó có cả những người không đủ tiêu chuẩn?

Điển hình gần đây nhất là việc trước  khi “hạ cánh”, ông Lê Như Tuấn, Giám đốc Sở NN- PTNT tỉnh Thanh Hóa, đã ký quyết định bổ nhiệm nhiều lãnh đạo phòng và lãnh đạo các đơn vị thuộc sở, điều động cán bộ trái quy định của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa.

Hiện nay, Sở NN-PTNT tỉnh này đã ban hành quyết định thu hồi, hủy bỏ 4 quyết định bổ nhiệm sai lãnh đạo các phòng, ban đơn vị thuộc Sở NN-PTNT; kỷ luật, kiểm điểm, phê bình nghiêm khắc nhiều tập thể, cá nhân liên quan và ông Lê Như Tuấn, nguyên Giám đốc Sở NN- PTNT tỉnh Thanh Hóa đang bị đề nghị xem xét hình thức kỷ luật.

Trong câu chuyện về những “chuyến tàu vét” và “hoàng hôn nhiệm kỳ”, có rất nhiều nguyên nhân, nhưng cốt yếu nhất vẫn là việc lạm quyền, không kiểm soát tốt quyền lực của những người đứng đầu. Vì chỉ những người có quyền lực trong tay, họ mới thực hiện được việc bổ nhiệm hàng loạt cán bộ. 

Quyền lực một khi không được kiểm soát sẽ gây ra những hậu quả khó lường. Nó làm cho những người có trong tay quyền lực bị tha hóa, làm cho các tổ chức trong bộ máy lãnh đạo quản lý bị biến chất. Khi đó, họ sử dụng quyền lực không phải vì mục đích phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước mà phục vụ cho chính cá nhân, gia đình của họ. Và khi ở thời điểm “hoàng hôn nhiệm kỳ”, người ta cố gắng tranh thủ nó để vơ vét, để “trả ơn”, để nâng đỡ hậu duệ…

Tổng Bí thư đã từng khẳng định, bất cứ ai cũng không có quyền lực tuyệt đối ngoài pháp luật, bất kỳ ai sử dụng quyền lực đều phải phục vụ nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân và tự giác chịu sự giám sát của nhân dân. Công quyền là vì dân cho nên không được mảy may vì riêng tư, mọi việc đều xuất phát từ dân, vì dân.

Trong Hội nghị phòng chống tham nhũng toàn quốc mới đây, người đứng đầu Đảng ta cũng đã cảnh báo, quyền lực luôn có nguy cơ bị "tha hóa", tham nhũng là "khuyết tật bẩm sinh" của quyền lực. Cho nên phải thiết lập cho được một cơ chế kiểm soát việc thực thi quyền lực đối với người có chức vụ, quyền hạn theo nguyên tắc mọi quyền lực đều phải được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế. Quyền hạn phải được ràng buộc với trách nhiệm, quyền hạn đến đâu trách nhiệm đến đó, quyền hạn càng cao, trách nhiệm càng lớn.

Do vậy, phải tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát để bảo đảm quyền lực được vận hành công khai, minh bạch, đúng đắn, không bị "tha hóa"… Và quan trọng hơn là phải ngăn ngừa tận gốc những sai phạm, khuyết điểm một cách căn cơ, bài bản bằng các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nói một cách hình ảnh là phải "nhốt quyền lực vào trong lồng cơ chế".

Trong khi các Bộ ngành, địa phương trong cả nước đang tích cực thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay, trong đó nhấn mạnh nội dung “chống suy thoái tư tưởng đạo đức trong cán bộ, đảng viên” và Nghị quyết Trung ương 6 về tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, thì việc ông Lê Như Tuấn cũng như những người có chức vụ đang làm vào lúc “hoàng hôn nhiệm kỳ” có đi ngược lại chủ trương này?

Việc này các cơ quan liên quan cần làm rõ, làm công minh trước dư luận. Trước hết là để trả lại sự thanh thản cho những người lãnh đạo sau khi nghỉ hưu nếu họ thực sự chí công, vô tư, không phải là “thuyền trưởng” của những “chuyến tàu vét” như dư luận râm ran.

Thứ nữa là để chứng minh những người được bổ nhiệm thực sự có đức có tài, được bổ nhiệm đúng quy trình, mà không không cần sự “thân quen”, “cánh hẩu” hay do “chạy chức, chạy quyền”.

Và cuối cùng là làm rõ để nếu có sai phạm ở khâu nào, cá nhân nào thì cần phải xử lý công minh để người dân tin tưởng tuyệt đối rằng, không có bất kỳ “vùng cấm” nào trong phòng chống tham nhũng và xử lý cán bộ vi phạm.