Chủ tịch Quốc hội dự Hội nghị thượng đỉnh các nữ Chủ tịch Quốc hội thế giới

(Mặt trận) - Chiều 17/8, từ đầu cầu Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tham dự Hội nghị thượng đỉnh các nữ Chủ tịch Quốc hội thế giới lần thứ 13 tổ chức theo hình thức trực tuyến.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Hạ viện Malaysia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu trong phiên thảo luận chuyên đề 1 về “Nâng cao năng lực quản lý khủng hoảng lên tầm cao mới”. 

Hội nghị do Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) phối hợp với Quốc hội Cộng hòa Áo và Liên Hợp Quốc tổ chức.

Chủ tịch Hội đồng Liên bang Áo Andrea Eder-Gitschthalar và Chủ tịch Liên minh Nghị viện Thế giới Gabriela Cuevas Barron chủ trì hội nghị.

Đoàn Việt Nam tham gia Hội nghị có Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu; Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh; Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Thúy Ngần.

Hội nghị còn có sự tham gia của Giám đốc Điều hành Quỹ Phát triển phụ nữ của Liên Hợp Quốc Phumzile Mlambo-Ngcuka, cùng các nữ Chủ tịch Quốc hội các nước.

Hội nghị có  chủ đề “Sự lãnh đạo của phụ nữ tại Quốc hội trong thời COVID-19 và sự phục hồi sau đại dịch” diễn ra trong 2 ngày 17-18/8.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Chủ tịch Hội đồng Liên bang Áo Andrea Eder-Gitschthalar cho biết năm 2020 đánh dấu 25 thực hiện Cương lĩnh Bắc Kinh với kỳ vọng đạt được nhiều kết quả hơn nhưng thực tế vẫn đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết.

Nhắc lại nội dung của Tuyên bố Bắc Kinh nêu rõ phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, Chủ tịch Hội đồng Liên bang Áo cũng cho biết thực tế, phụ nữ đang bị loại bỏ ra khỏi quá trình phát triển kinh tế, đời sống chính trị và đặc biệt là liên quan đến chính sách về tài chính, tiền tệ và tài khóa. Do đó, Tuyên bố Bắc Kinh đã đưa ra một chương trình để tạo ra sự độc lập về kinh tế của phụ nữ. Đây là nền tảng để tạo điều kiện cho việc trao quyền về kinh tế cho phụ nữ trong tiếp cận thị trường và xóa bỏ phân biệt đối xử tại công sở, tạo điều kiện cho việc điều hòa giữa công việc và đời sống gia đình…

Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh các nữ chủ tịch Quốc hội thế giới lần thứ 13  

Chủ tịch Liên minh Nghị viện Thế giới Gabriela Cuevas Barron cho rằng Hội nghị lần này là diễn đàn để có những giải pháp mới để đối mặt với những thách thức chưa từng thấy, có những biện pháp để đối phó với đại dịch COVID-19 với sự dũng cảm kiên quyết và cần thấy được rằng đây là nhân tố để tạo ra chương trình hành động. Đây là diễn đàn quan trọng để đánh giá cao vai trò của Quốc hội và nữ đại biểu Quốc hội để đối phó với đại dịch COVID-19 một cách hiệu quả nhất…

Khẳng định Hội nghị lần này không chỉ là dịp để nâng cao vai trò của phụ nữ mà còn là cơ hội viết lên trang sử mới cho phụ nữ, Chủ tịch Liên minh Nghị viện Thế giới Gabriela Cuevas Barron kỳ vọng những biện pháp này nếu được thực hiện trên phạm vi toàn thế giới sẽ mang lại những lợi ích cho những thế hệ sau, cùng nhau tạo ra xã hội tốt hơn.

Ngay sau phiên khai mạc Hội nghị, các đại biểu tiến hành thảo luận trực tuyến chuyên đề 1 về “Nâng cao năng lực quản lý khủng hoảng lên tầm cao mới” và chuyên đề 2 “Đẩy mạnh trao quyền kinh tế, tài chính cho phụ nữ”.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã có bài phát biểu trong phiên thảo luận chuyên đề 1 về “Nâng cao năng lực quản lý khủng hoảng lên tầm cao mới”.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết Việt Nam luôn thúc đẩy các ưu tiên về chương trình nghị sự và các sáng kiến của Việt Nam liên quan tới phụ nữ và trẻ em gái đặc biệt là trong tình hình khủng hoảng y tế toàn cầu cùng với hậu quả của thiên tai và biến đổi khí hậu.

Quốc hội Việt Nam đã có phiên họp giải trình về an ninh nguồn nước ảnh hưởng đến cuộc sống người dân; Việt Nam đã tổ chức thành công trực tuyến phiên họp đặc biệt cấp cao ASEAN về tăng quyền cho phụ nữ trong thời đại số với chủ đề "Hành động mạnh mẽ hơn vì sự tham gia của phụ nữ với vai trò lãnh đạo chính trị trong một thế giới biến động và bất ổn". Việc tổ chức Phiên họp cho thấy, cam kết mạnh mẽ của Việt Nam ở cấp cao của ASEAN trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ cũng luôn là chính sách nhất quán và xuyên suốt của Nhà nước Việt Nam. Quốc hội Việt Nam đã thông qua nhiều văn bản luật nhằm bảo vệ và thúc đẩy trao quyền của phụ nữ, khuyến khích để phụ nữ tham gia nhiều hơn vào các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội; đồng thời luôn quan tâm giám sát việc thực thi pháp luật và triển khai các chính sách của Chính phủ trong lĩnh vực quan trọng này và đã đạt được những kết quả rất tốt đẹp.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng đưa ra các đề xuất nhằm thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ nhất là trao quyền phụ nữ tham gia quản lý khủng hoảng.