Chính quyền điện tử và thước đo lòng dân

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 1072/QĐ-TTg thành lập Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử trên cơ sở kiện toàn Ủy ban Quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/8/2018.

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương khóa XIII

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII: Tập trung vào 3 nhóm vấn đề

 Thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) tổ chức đào tạo về chính quyền điện tử cho công chức, viên chức. Ảnh: Báo Quảng Ninh

Đã đến lúc không thể chần chừ trong việc xây dựng Chính phủ điện tử, bởi vì thẳng thắn mà nói, chúng ta đã quá trễ rồi. Cho nên không phải là bắt tay vào làm, mà làm thật nhanh, muốn nhanh thì phải làm đồng bộ, tất cả các bộ ngành, địa phương đều phải vào cuộc.

Trên thực tế đã có nhân tố tiên phong, Quảng Ninh triển khai đề án chính quyền điện tử, sau 5 năm thực hiện, có hơn 400 đơn vị hành chính của tỉnh tham gia ứng dụng chính quyền điện tử, trung bình trên 1 triệu lượt văn bản trao đổi qua mạng hằng năm, tiết kiệm trên 30 tỉ đồng chi phí hành chính mỗi năm. Hơn 1.500 dịch vụ công trực tuyến, trên 600.000 hồ sơ được giải quyết mỗi năm giúp tiết kiệm chi phí xã hội trung bình một năm trên 70 tỉ đồng.

Nhưng còn các địa phương khác thì sao? Đã có nhiều nơi lên tiếng về thành phố thông minh, nhưng sẽ không thể “thông minh” khi còn làm công việc hành chính bằng thủ công. Những nỗ lực cải cách hành chính bị cản trở, chậm chạp chính là vì không khai thác được công nghệ thông tin vào trong hoạt động hành chính và dịch vụ công. Chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí cũng không thể hiệu quả khi không tăng cường sự minh bạch, công khai trong hoạt động của chính quyền, mà muốn thực hiện được điều này thì cần phải xây dựng chính quyền điện tử.

Người dân, doanh nghiệp vất vả, chi phí nhiều thời gian và tiền bạc trong giao dịch hành chính và dịch vụ công, chỉ cần có sự thay đổi bằng áp dụng công nghệ thông tin, số hóa, lợi ích sẽ rất lớn. Ai cũng biết vậy nhưng phải chờ đợi mô hình này quá lâu.

Nhiều người nói đến cách mạng công nghiệp 4.0, nhưng “làm cách mạng 4.0” sao được khi chúng ta chưa trang bị đầy đủ các công cụ tương ứng. Các sản phẩm công nghệ, trí tuệ nhân tạo khó có thể sinh ra từ môi trường hành chính công cũng như các vận hành giao dịch xã hội chủ yếu là thủ công.

Yếu tố quan trọng nhất là con người, cần phải có đội ngũ cán bộ công chức tương thích để vận hành Chính phủ điện tử. Hệ thống tốt nhưng người vận hành hệ thống không đủ trình độ thì sẽ không hoạt động được.

Các địa phương đừng bày vẽ hình thức để báo cáo thành tích mà phải làm thực sự. Thước đo chất lượng chính quyền chính là dân, là sự thụ hưởng sản phẩm hành chính có chất lượng, không phải bản báo cáo chúng tôi đã có chính quyền điện tử hay thành phố thông minh.