Cách ly toàn xã hội chống dịch Covid-19: Có nên về quê, mua bán hàng online...?

Ngày 31/3, PGS.TS Trần Đắc Phu - cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng sự kiện khẩn cấp Việt Nam khuyến cáo, cách ly toàn xã hội chống dịch Covid-19 không cấm toàn bộ việc đi ra ngoài, tuy nhiên người dân chỉ đi ra ngoài khi "rất, rất cần thiết".

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam đến chào từ biệt

Thủ tướng: 'Sự sống nảy sinh từ cái chết' ở Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng

Sắp xếp, tinh gọn phải nhanh, làm khẩn trương nhưng phải rất khoa học, phòng ngừa các hệ lụy, rủi ro

Lý giải về “cách toàn ly xã hội”, PGS Phu cho biết, thời điểm hiện nay đã có dấu hiệu dịch bệnh Covid-19 lây lan ra cộng đồng và ta khó có thể nhận biết ai trong cộng đồng đang nhiễm bệnh, có khả năng lây lan sang người khác, mặc dù có thể con số người có nguy cơ lây bệnh là rất nhỏ. Nhưng để thực hiện sớm và quyết liệt các biện pháp phòng bệnh, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 16 mà vấn đề bao trùm là cách ly xã hội. Về “cách ly toàn xã hội”, chúng ta phải hiểu rằng biện pháp này nhằm không để người lành tiếp xúc với người nhiễm bệnh, không để cho người bệnh tiếp xúc với người lành.

 

Từ 0h ngày 1/4 sẽ thực hiện cách ly toàn xã hội trên phạm vi toàn quốc trong vòng 15 ngày. Ảnh: Hồng Phú

Và như vậy, sẽ không để dịch bệnh lây lan từ người này qua người khác, từ nhà này qua nhà khác, từ xã này qua xã khác, từ huyện này qua huyện khác, từ tỉnh này qua tỉnh khác.

Trong Chỉ thị 16 cũng nói rất rõ, yêu cầu mọi người dân ở nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp cần thiết như mua lương thực, thuốc men hoặc đi cấp cứu, hoặc những thứ thiết yếu khác. Mọi người vẫn có thể làm việc trong các nhà máy, sản xuất kinh doanh.

Tuy vậy, việc đi ra ngoài cũng phải thực hiện các biện pháp phòng bệnh như đeo khẩu trang, giữ khoảng cách giao tiếp 2 mét, bố trí việc đi lại, nơi làm việc một cách hợp lý để bảo đảm phòng bệnh. Nghĩa là không phải cấm toàn bộ, cấm hoàn toàn việc đi ra ngoài nhưng phải đi ra ngoài một cách phù hợp.

Khi các phương tiện vận chuyển hành khách công cộng đã bị hạn chế, không ít người dân muốn về quê bằng phương tiện cá nhân. Về điều này, PGS Phu cho rằng, việc đi bằng phương tiện cá nhân không có nguy cơ lây bệnh hoặc bị nhiễm bệnh ở cộng đồng như khi tham gia phương tiện công cộng. Nhưng đặt giả sử, nếu người dân bị mắc bệnh, khi về quê sẽ lây lan sang người thân ở quê, hoặc người ở quê mắc bệnh có thể lây sang và sẽ “mang bệnh" về Hà Nội, lây cho người khác... Do đó, người dân không nên về quê trong thời điểm này.

“Bạn chỉ nên về quê khi thực sự rất, rất cần thiết” - PGS Phu nói.

Hiện nay, để tránh lây lan bệnh dịch, hình thức mua bán hàng online cũng được khuyến khích, nhằm hạn chế cho người dân phải đi đến nơi đông người.

PGS Phu khuyến cáo: “Những người bán hàng phải áp dụng các biện pháp phòng dịch bệnh tốt như đeo khẩu trang khi đóng hàng, giữ đôi bàn tay sạch để khi chạm vào hàng không có nguy cơ lây nhiễm virus sang hàng hóa nếu bạn mắc bệnh. Khi giao hàng cần giữ khoảng cách giao hàng với người nhận hàng trên 2 mét. Chúng tôi khuyến cáo rằng, trong lúc này những ai có dấu hiệu viêm đường hô hấp thì không đi giao hàng".