Các địa phương sẽ được quyết định số lượng sở, ngành

Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng, Nghị quyết 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 giao Chính phủ chỉ quy định khung.

Thủ tướng: 'Sự sống nảy sinh từ cái chết' ở Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng

Sắp xếp, tinh gọn phải nhanh, làm khẩn trương nhưng phải rất khoa học, phòng ngừa các hệ lụy, rủi ro

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Bộ Nội vụ đang xây dựng 2 Nghị định liên quan đến việc sáp nhập một số sở, ngành theo tinh thần Nghị quyết 18-NQ/TW, Hội nghị Trung ương 6, khóa XII. Theo đó, chính quyền địa phương sẽ được quyết định số lượng sở, ngành.

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cho biết, Bộ đang xây dựng dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 24/2014 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 37/2014 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Thứ trưởng Nguyễn Duy Thăng phát biểu tại buổi họp báo. Ảnh: Cổng thông tin Bộ Nội vụ

“Nghị quyết 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 giao Chính phủ chỉ quy định khung. Thứ nhất khung các cơ quan chuyên môn, thứ hai khung cấp phó, thứ ba số lượng biên chế tối thiểu để thành lập và tiêu chí thành lập các đơn vị đặc thù. Trên cơ sở đó, Chính phủ giao cho địa phương quyết định. Sắp tới trong cơ cấu của Sở không quy định trong Thông tư liên tịch hiện nay. Nghị định mới thì Thông tư liên tịch hết hiệu lực. Sắp tới Trung ương không quy định Sở bao nhiêu phòng mà giao quyền cho địa phương mà chỉ ban hành tiêu chí, lập phòng như thế nào”, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng nhấn mạnh tại cuộc họp báo ngày 26/3 ở Hà Nội.

Theo đó: Nhóm 1 là 7 Sở được tổ chức thống nhất trên phạm vi cả nước gồm: Nội vụ, Tư pháp, Tài nguyên Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Thanh tra, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh. Riêng Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nếu thực hiện thí điểm hợp nhất với Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội thành một văn phòng tham mưu, giúp việc chung thì đổi tên thành Văn phòng chính quyền địa phương cấp tỉnh.

Nhóm 2 là các Sở được quy định theo hướng giao thẩm quyền cho Uỷ ban nhân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định giữ ổn định hoặc hợp nhất. Nhóm 3 gồm các Sở được quy định theo hướng giao thẩm quyền cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định giữ ổn định hoặc sáp nhập.

Đối với 4 Sở đặc thù, không được tổ chức thống nhất giữa các địa phương là: Sở Quy hoạch- Kiến trúc thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và 3 Sở do Chính phủ quy định tiêu chí thành lập: Ban Dân tộc, Sở Ngoại vụ, Sở Du lịch thì giao Ủy ban nhân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định giữ ổn định hoặc sáp nhập, thành lập hoặc không thành lập.

Về khung số lượng các Sở sau khi sắp xếp, Bộ Nội vụ đưa ra 2 phương án. Phương án 1 quy định tổng số lượng Sở sau khi thực hiện việc hợp nhất, sáp nhập, thành lập hoặc không thành lập, bảo đảm tổng số lượng Sở sau khi sắp xếp không vượt quá số lượng Sở hiện có. Phương án 2 quy định tổng số lượng Sở sau khi thực hiện việc hợp nhất, sáp nhập, thành lập hoặc không thành lập, bảo đảm số lượng Sở tối đa của từng địa phương theo phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh. Trong đó quy định về tiêu chí thành lập các tổ chức thuộc cơ cấu tổ chức của Sở và số lượng cấp phó của Sở và các tổ chức bên trong của Sở.