Các ca “tái dương tính” với SARS-CoV-2 có khả năng lây nhiễm không?

Tại sao một số bệnh nhân đã hồi phục lại tái dương tính với SARS-CoV-2 và những trường hợp này có nguy cơ lây nhiễm cho người khác hay không?

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, làm việc tại Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng

Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc thăm, chúc Tết tại Hà Giang

Tổng Bí thư Tô Lâm tri ân công lao của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhân dịp Tết

Một số báo cáo trên khắp Trung Quốc gần đây cho thấy một số lượng nhỏ các bệnh nhân mắc Covid-19 đã hồi phục và được ra viện nhưng sau đó lại tái dương tính với virus SARS-CoV-2. Các chuyên gia Trung Quốc cho biết ngày 22/3 rằng những ca như vậy không có gì đáng ngạc nhiên và sẽ không thể lây nhiễm cho người khác. Thậm chí, các ca "tái dương tính" như vậy còn có thể dẫn đến một phương thức chữa bệnh khi các mẫu bệnh phẩm được thu thập từ các bệnh nhân này có tiềm năng thúc đẩy hệ miễn dịch của con người.

Một số báo cáo trên khắp Trung Quốc gần đây cho thấy một số lượng nhỏ các bệnh nhân mắc Covid-19 đã hồi phục và được ra viện nhưng sau đó lại tái dương tính với virus SARS-CoV-2. Ảnh: Reuters

Khoảng 5-10% bệnh nhân đã hồi phục "tái dương tính"

Mặc dù hiện chưa có số liệu thống kê chính thức về tỷ lệ các bệnh nhân đã hồi phục "tái dương tính" với virus SARS-CoV-2, song theo báo cáo của nhiều khu cách ly thuộc thành phố Vũ Hán của tỉnh Hồ Bắc, con số này dao động khoảng từ 5 - 10%.

Những cơ sở tuyến đầu trong cuộc chiến chống Covid-19 này đều khẳng định, hiện vẫn chưa xảy ra trường hợp nào bệnh nhân đã hồi phục sau đó tái dương tính có khả năng lây nhiễm cho người khác.

Yang Zhangqiu - một nhà virus học tại Đại học Vũ Hán cho biết các yếu tố như phương pháp xét nghiệm hoặc mẫu bệnh phẩm có thể dẫn đến kết quả "dương tính giả" hoặc "âm tính giả".

Một bệnh nhân đã hồi phục tái dương tính là người đã từng dương tính rồi âm tính sau quá trình điều trị hoặc thậm chí không qua điều trị nhưng sau đó tiếp tục dương tính trở lại.

Tuy nhiên, theo ông Yang, việc gọi tất cả các trường hợp này là "tái nhiễm" có lẽ không phù hợp và mọi người nên chờ đợi trong một khoảng thời gian lâu hơn, chẳng hạn như vài tháng để xem liệu kết quả này có tiếp tục dương tính hay không.

SARS-CoV-2 có thể tồn tại trong ruột thời gian dài

Một nhà miễn dịch học Trung Quốc nhận định với báo giới rằng virus corona chủng mới vẫn có thể tồn tại trong cơ thể con người, đặc biệt là ruột, trong một thời gian dài.

Lấy ví dụ, các nhà khoa học đã sử dụng kính hiển vi điện tử để quan sát virus SARS-CoV-2 trong ruột từ phân của một nhóm người từ phía nam Ấn Độ. Hóa ra là một số người có khả năng liên tục bài tiết ra các phân tử có chứa virus SARS-CoV-2.

Tuy nhiên, những phân tử chứa virus này hầu như không có acid nucleic, nghĩa là chúng chỉ là những lớp vỏ protein rỗng không có acid nucleic mang vật liệu di truyền bên trong.

Về lý thuyết, nếu những người khỏe mạnh nhận được các protein vỏ rỗng virus này, họ có thể nhận được hệ miễn dịch chống lại các virus thực sự, chuyên gia này cho biết, đồng thời khẳng định thêm rằng điều này có thể tạo nên một loại "vaccine tự nhiên" giúp những người dân của 1 khu vực đạt được miễn dịch cộng đồng chống lại virus.

“Cuộc chiến” giữa virus và hệ miễn dịch

Nếu lý do không xuất phát từ các thủ tục xét nghiệm hoặc các phương pháp liên quan, chúng ta cần nghĩ đến những trường hợp "tái dương tính" trên có thể là từ khía cạnh hệ miễn dịch của bệnh nhân và thời gian ủ bệnh của virus, đặc biệt khi bệnh nhân mắc lại các triệu chứng, chẳng hạn như sốt, các chuyên gia cho biết.

Bởi vì hiện vẫn chưa có loại thuốc nào để chống Covid-19 nên sự hồi phục của bệnh nhân hoàn toàn dựa vào việc hệ miễn dịch của họ để "làm sạch" virus. Tuy nhiên, cho tới nay, các bệnh nhân được thông báo hồi phục và được ra viện mà không  xét nghiệm các chỉ số miễn dịch như hóa trị của kháng thể hay các tế bào miễn dịch.

Khi ai đó mắc Covid-19, hệ miễn dịch cơ thể của họ có thể bị suy giảm chức năng nghiêm trọng. Khi một số bệnh nhân được ra viện, virus corona chủng mới chỉ tạm thời bị hệ miễn dịch “lấn át”, do đó, các xét nghiệm không thể phát hiện chúng ở một vài mô hoặc tế bào.

Trong những trường hợp này, nếu bệnh nhân chưa hồi phục hoàn toàn hoặc không có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, hệ miễn dịch có thể lại suy yếu, đặc biệt là ở những người già, người có sức khỏe kém hoặc những người từng sử dụng glucocorticoid. Họ có thể có nguy cơ tái nhiễm virus đang âm ỉ tồn tại trong cơ thể.

Đặc biệt, theo các chuyên gia, một số trường hợp này thực sự có thể bị nhiễm bệnh và có khả năng lây nhiễm virus cho cả những người khác.

Dù vậy, các chuyên gia cũng khẳng định mọi người không nên hoảng sợ trước các ca nhiễm này mà nên chú ý đến họ nhiều hơn. Chúng ta nên thiết lập các cơ chế, chẳng hạn như thiết lập các trung tâm chăm sóc hồi phục tập trung nhằm đảm bảo rằng hệ miễn dịch của các bệnh nhân này cũng được hồi phục hoàn toàn.

Khi bệnh nhân hồi phục hoàn toàn và được xuất viện, họ nên thực hiện tất cả các giai đoạn hồi phục bổ sung trong những cơ sở hồi sức được chỉ định. Điều này không chỉ khiến họ khôi phục hệ miễn dịch tốt hơn mà cũng kiểm soát và hạn chế nguy cơ lây nhiễm.

Trong giai đoạn hồi sức này, bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc điều biến miễn dịch (immunomodulator) và bổ sung các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Khi tất cả các chỉ số miễn dịch hoàn toàn trở lại bình thường, họ có thể trở về nhà an toàn.

Dựa trên nghiên cứu từ đội ngũ các nhà khoa học, dẫn đầu là học giả Tong Xiaolin thuộc Viện Khoa học Trung Quốc, các phương thuốc truyền thống của Trung Quốc có thể làm giảm tỷ lệ tái dương tính khoảng 2,5%.

Dù vậy, nhiều nhân viên y tế từ Bệnh viện Zhongnan của Vũ Hán, Bệnh viện Lôi Thần Sơn, Bệnh viện Tongji, Viện Sản nhi Hồ Bắc và Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung Quốc tỉnh Hồ Bắc đều nhận định với báo giới rằng họ vẫn chưa ghi nhận bất kỳ bệnh nhân nào đã hồi phục bị tái dương tính với virus SARS-CoV-2./.