“Bí thư không phải người địa phương cũng đỡ một gánh nặng”

Theo ông Nguyễn Đắc Vinh, một người khi sang địa bàn khác sẽ “đỡ gánh nặng” vì nhiều việc đáng ra người ta phải đối mặt khi ở địa phương.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Hạ viện Malaysia

Thời điểm hiện tại là việc phải làm

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ nhấn mạnh, chủ trương luân chuyển kết hợp với bố trí một số chức danh lãnh đạo không là người địa phương đạt được kết quả bước đầu. Tuy vậy, thực tế vẫn còn bất cập, chưa đạt yêu cầu.

Do đó, Nghị quyết đặt ra yêu cầu đẩy mạnh thực hiện chủ trương bố trí Bí thư cấp uỷ cấp tỉnh, cấp huyện không là người địa phương. Mục tiêu đến 2025 cơ bản bố trí Bí thư cấp uỷ cấp tỉnh không là người địa phương và hoàn thành ở cấp huyện; đồng thời khuyến khích thực hiện đối với các chức danh khác (như Chủ tịch UBND).

Theo ông Nguyễn Đắc Vinh – Bí thư Tỉnh uỷ Nghệ An, chủ trương này nhận được sự đồng thuận, trước hết là Bí thư cấp uỷ vì việc bố trí sắp, xếp họ phụ trách địa phương này hay địa phương kia không phải là vấn đề lớn. Vấn đề là sắp xếp, bố trí sao cho hài hoà để tránh những vấn đề phát sinh, gây khó khăn.

 Bí thư Tỉnh uỷ Nghệ An Nguyễn Đắc Vinh trả lời báo chí bên hành lang Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XIV

“Đưa Bí thư sang địa bàn khác sẽ đỡ cho người ta một gánh nặng vì rất nhiều việc đáng ra họ phải đối mặt khi ở địa phương, nên họ rất ủng hộ. Còn về lâu dài sẽ hướng tới một sự hài hoà, Bí thư cấp uỷ nếu có những cơ chế ràng buộc tốt, quản lý tốt thì người ta sẽ giải quyết được áp lực đó thôi!” – ông Nguyễn Đắc Vinh nói.

Theo Bí thư Tỉnh uỷ Nghệ An, về mặt nguyên tắc luôn cần một người hiểu sâu sắc địa bàn, có tầm nhìn chiến lược về địa bàn và có thời gian để đeo đuổi những công việc đó.

“Ở thời điểm hiện tại, việc bố trí Bí thư cấp uỷ không là người địa phương đều nhận được đồng thuận và thấy rõ đây là việc rất nên làm, phải làm” – ông Nguyễn Đắc Vinh nói.

Giới thiệu sai thì mang tiếng để đời

Về đổi mới công tác ứng cử, bầu cử, bổ nhiệm, bố trí, sử dụng cán bộ, Nghị quyết Trung ương 7 nêu rõ: Quy định trách nhiệm của lãnh đạo và cấp uỷ viên các cấp trong việc tiến cử người có đức, có tài; người đứng đầu có trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng, tiến cử người thay thế mình.

Bí thư Tỉnh uỷ Nghệ An Nguyễn Đắc Vinh nhấn mạnh, trách nhiệm giới thiệu cũng đã có trong quy định, nhưng điều gì cũng có ưu điểm và nhược điểm. Vấn đề là dùng các quy định để hạn chế bớt khả năng tiêu cực như thế nào.

“Người đứng đầu chỉ được quyền giới thiệu thôi, còn nhân sự đó có được hay không thì lại do tập thể, cấp uỷ giám sát. Nếu giới thiệu tốt thì vừa là trách nhiệm, đồng thời cũng là uy tín của anh, kể cả khi đã nghỉ. Còn nếu anh giới thiệu sai, không chọn được người hoặc nhân sự đó sau này bị kỷ luật, không phát huy được… thì mang tiếng để đời” – ông Nguyễn Đắc Vinh phân tích.

Một điểm quan trọng khác theo Nghị quyết là người đứng đầu lựa chọn, giới thiệu cán bộ trong quy hoạch để thực hiện quy trình bầu cử, bổ nhiệm cấp phó của mình; bí thư cấp uỷ giới thiệu để bầu uỷ viên ban thường vụ theo một quy trình nhất định, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ và phải chịu trách nhiệm về việc giới thiệu của mình.

Theo ông Nguyễn Đắc Vinh, quy trình quy hoạch cán bộ được làm rất kỹ, từ xin ý kiến đến bỏ phiếu nên có thể nói nhân sự nằm trong quy hoạch được lựa chọn chặt chẽ. Tất nhiên, để bổ nhiệm được người đó phải qua một quy trình công tác cán bộ kể từ khi giới thiệu, nhưng việc giới thiệu cũng nói lên được trách nhiệm và khả năng của người đứng đầu.

“Người đứng đầu qua quá trình giao nhiệm vụ cũng phải đánh giá, nhận xét được cán bộ để rồi từ đó giới thiệu, bổ nhiệm cấp phó của mình từ những người trong quy hoạch” – ông Nguyễn Đắc Vinh nhấn mạnh, đồng thời cũng lưu ý “trường hợp anh chọn sai thì sẽ quy trách nhiệm cho anh”.

Liên quan đến quy định tiếp tục thực hiện chủ trương bầu trực tiếp bí thư tại đại hội đảng bộ các cấp ở những nơi có điều kiện; thực hiện nghiêm việc lựa chọn, bầu cử có số dư; ứng viên trước khi bổ nhiệm phải trình bày chương trình hành động và cam kết trách nhiệm thực hiện, theo ông Nguyễn Đắc Vinh, đó cũng là việc mở rộng dân chủ.

“Khi quy hoạch thì về mặt nguyên tắc đã lựa chọn như một quy trình nhân sự, có nhiều hơn 1 người rồi. Nên chỗ nào mà người ta thấy đoàn kết tốt, có thể đưa ra lựa chọn công khai, dân chủ thì rất tốt” – Bí thư Tỉnh uỷ Nghệ An nêu quan điểm.