Bảo vệ hiệu quả quyền lợi của người lao động

Tại phiên thảo luận về kinh tế xã hội và ngân sách ngày 1.11 của kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV, Đại biểu Bùi Sĩ Lợi (Thanh Hóa) đã đề nghị Quốc hội ủng hộ, Thường vụ Quốc hội có ý kiến đề nghị lùi thời gian thay đổi cách tính lương hưu từ 1.1.2018 để đảm bảo quyền lợi cho lao động nữ.

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam đến chào từ biệt

Thủ tướng: 'Sự sống nảy sinh từ cái chết' ở Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng

Sắp xếp, tinh gọn phải nhanh, làm khẩn trương nhưng phải rất khoa học, phòng ngừa các hệ lụy, rủi ro

 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV. Ảnh: Hải Nguyễn

Tại phiên thảo luận về kinh tế xã hội và ngân sách ngày 1.11 của kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV, Đại biểu Bùi Sĩ Lợi (Thanh Hóa) đã đề nghị Quốc hội ủng hộ, Thường vụ Quốc hội có ý kiến đề nghị lùi thời gian thay đổi cách tính lương hưu từ 1.1.2018 để đảm bảo quyền lợi cho lao động nữ.

Đề nghị này xuất phát từ quy định của Luật BHXH năm 2014 có quy định, từ ngày 1.1.2018, nhiều lao động nữ nghỉ hưu trong năm 2018 sẽ hưởng lương hưu thấp hơn hẳn so với người có cùng thời gian đóng BHXH nghỉ hưu năm 2017. Trong khi đó, dự kiến sẽ có khoảng 50.000 lao động nữ nghỉ hưu trong năm 2018. 

CĐ kiến nghị bảo vệ quyền lợi người lao động

Tại kỳ họp này, phát biểu trước Quốc hội sáng 7.11, ĐBQH, Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Bùi Văn Cường đã kiến nghị Quốc hội về vấn đề CĐ khởi kiện nợ BHXH.

Về việc khởi kiện nợ BHXH ra tòa, sau gần 2 năm thực hiện, các cấp CĐ đã tiếp nhận 2.705 bộ hồ sơ do cơ quan BHXH chuyển sang. 20 LĐLĐ tỉnh, thành phố đã gửi đơn khởi kiện đến các cấp Tòa án 187 vụ DN nợ BHXH (số còn lại không gửi nữa do không được toà án thụ lý giải quyết). Trong 187 vụ do CĐ khởi kiện, TAND các cấp đã hòa giải thành 28 vụ, tòa án cấp huyện ở 1 tỉnh (Long An) thụ lý 2 vụ, 48 vụ trả lại hồ sơ, số còn lại tòa án không thụ lý giải quyết với nhiều lý do.

Việc Tòa án không thụ lý các vụ khởi kiện nợ BHXH, do còn vướng mắc trong các quy định của pháp luật, đã ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi NLĐ, làm cho số nợ BHXH tiếp tục gia tăng. Theo số liệu của Tổng LĐLĐVN, hiện nay, các DN trốn đóng, nợ BHXH, BHTN, BHYT ước khoảng gần 12.000 tỉ đồng; quyền lợi của hơn 193.000 CNLĐ ở các DN bị “treo”, chưa có hướng giải quyết.

“Những vướng mắc, bất cập trong vấn đề CĐ khởi kiện DN nợ BHXH và mong Quốc hội quan tâm, giải quyết trong thời gian tới để quyền lợi hợp pháp, chính đáng của NLĐ không bị xâm phạm.” - Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Bùi Văn Cường nhấn mạnh.

 

Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Bùi Văn Cường phát biểu tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV. Ảnh: Hải Nguyễn

Từ 1.1.2018, nợ bảo hiểm xã hội sẽ bị xử lý hình sự 

Trước kiến nghị của CĐ, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, vấn đề nợ BHXH quả thực là một nội dung rất bức xúc.
“Việc này chỉ tồn tại cho đến hết năm 2017, vì bắt đầu từ 1.1.2018, hành vi gian lận trong bảo hiểm đã được hình sự hóa và trở thành tội phạm thì cơ quan điều tra vào cuộc, đưa ra Viện kiểm sát, đưa ra Tòa án để truy tố, xét xử.” - Ông Bình nhấn mạnh.

 

Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV. Ảnh: Hải Nguyễn

Xem xét nâng lương cho cán bộ, công chức

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc diễn ra vào chiều 18.11 đã thực sự thu hút sự chú ý của cử tri cả nước.

Thủ tướng nhấn mạnh, Chính phủ tiếp tục hành động, kiến tạo, liêm chính để phục vụ nhân dân, để không còn tình trạng "trên nóng dưới lạnh"; tháo gỡ các điểm nghẽn về hạ tầng, nguồn nhân lực...

Thủ tướng cũng cho biết, lần này, Chính phủ tính toán để xem xét nâng lương cho cán bộ, công chức, xem đây là giải pháp cần thiết trong bối cảnh tham nhũng vặt đang diễn ra nghiêm trọng. Tiếp tục hoàn thiện thể chế, xây dựng Chính phủ điện tử, tăng cường kiểm soát quyền lực..., đây là các việc quan trọng để ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng.

Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV thông qua 6 dự án luật: Luật Quản lý nợ công (sửa đổi); Luật Lâm nghiệp; Luật Thủy sản; Luật Quy hoạch; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.

Quốc hội đã xem xét, cho ý kiến 9 dự án luật: Luật Tố cáo (sửa đổi); Luật Quốc phòng (sửa đổi); Luật An ninh mạng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, Thể thao; Luật Đo đạc và bản đồ; Luật Cạnh tranh (sửa đổi); Luật Bảo vệ bí mật nhà nước; Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi); Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

Quốc hội đã thống nhất biểu quyết thông qua 3 nghị quyết về KT - XH và NSNN, đó là: Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018; Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2018; Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2018.

Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành; Thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020; Thông qua Nghị quyết điều chỉnh lộ trình thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội; Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.Hồ Chí Minh...


Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp): Chất lượng các phiên chất vấn và trả lời chất vấn đã bước lên một tầm cao mới. Tôi cho rằng, chất lượng của kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV cũng như chất lượng các phiên chất vấn và trả lời chất vấn đã bước lên một tầm cao mới. Đó là các câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội đều tập trung vào những vấn đề nóng hổi, những vấn đề bức xúc, đã nêu được, chuyển tải được những vấn đề kiến nghị của cử tri mang đến cho nghị trường để chất vấn các vị bộ trưởng. Và các vị bộ trưởng đã trả lời chất vấn của đại biểu rất tập trung, đi vào trọng tâm của nội dung vấn đề mà các đại biểu đã chất vấn. Đặc biệt, phần đăng đàn trả lời chất vấn của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã được các đại biểu đánh giá rất cao. Thủ tướng đã dành riêng một buổi để báo cáo, làm rõ thêm về những nội dung liên quan đến 4 vị bộ trưởng đã trả lời chất vấn trước đại biểu Quốc hội và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Thủ tướng Chính phủ đã được các vị đại biểu Quốc hội đặt nhiều câu hỏi chất vấn đến Thủ tướng cũng nói là khó. Và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã trả lời chất vấn thẳng vào vấn đề đại biểu quan tâm, rất cụ thể, rõ ràng, xúc tích và đưa ra các giải pháp, thể hiện một cái tầm, cái tâm trong trả lời, trả lời đúng, đạt yêu cầu những câu hỏi mà các vị đại biểu đặt ra.