Báo chí trong xu thế Cách mạng công nghiệp 4.0

(Mặt trận) - Ngày 17/3, tại Bảo tàng Hà Nội, Tạp chí Người Làm Báo phối hợp với Ban Nghiệp vụ, Cổng thông tin điện tử Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức tọa đàm với chủ đề “Làm báo trong xu thế Cách mạng công nghiệp 4.0”.

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương khóa XIII

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII: Tập trung vào 3 nhóm vấn đề

Tham dự tọa đàm có đại diện các cơ quan quản lý báo chí, lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam, đại diện các cơ quan báo chí Trung ương, địa phương, cơ sở đào tạo báo chí, các cấp Hội Nhà báo và nhà báo, phóng viên.

Tọa đàm là Chương trình nằm trong chuỗi các sự kiện của Hội Báo toàn quốc năm 2018. Đây là cơ hội để các nhà quản lý báo chí, cơ quan báo chí, nhà báo giao lưu, gặp gỡ, trao đổi thông tin về những tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đến nền báo chí nói chung và quá trình tác nghiệp của nhà báo nói riêng.

Theo ý kiến của các nhà chuyên môn tại tọa đàm, Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là xu hướng hiện tại của tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất. Nó báo gồm các hệ thống mạng vật lý, mạng Internet kết nối vạn vật và điện toán đám mây. Công nghiệp 4.0 tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra các “nhà máy thông minh” hay “nhà máy số”.

Bản chất của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất; nhấn mạnh những công nghệ đang và sẽ có tác động lớn nhất là công nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, người máy…

Nhiều ý kiến cũng cho rằng, trong lĩnh vực báo chí truyền thông, cách mạng 4.0 đã và đang tác động trực tiếp đến sự “sinh tồn” của các phương tiện truyền thông, ảnh hưởng mạnh mẽ đến kỹ năng tác nghiệp của nhà báo. Để nắm bắt được xu thế mới này, rất cần những cuộc trao đổi, tọa đàm để giới báo chí, các cơ quan quản lý báo chí và công chúng báo chí hiểu sâu hơn về những tác động của cuộc Cách mạng 4.0 mang lại, từ đó có những bước đi phù hợp với xu thế chung của thế giới. Đồng thời, đưa ra một số giải pháp hữu hiệu trong việc nâng cao chất lượng các tác phẩm báo chí cũng như kỹ năng tác nghiệp của nhà báo.

Đây là dịp để các cơ quan quản lý báo chí, cơ quan báo chí, nhà báo, phóng viên, cơ sở đào tạo báo chí, sinh viên có thể gặp gỡ, trao đổi, hiểu hơn về những tác động của cuộc Cách mạng 4.0 đến báo chí nước ta. Đồng thời, tạo mối quan hệ gắn kết giữa các cơ quan báo chí với các cơ sở đào tạo báo chí nhằm cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng sự thay đổi của báo chí nước ta.