Bà Đỗ Thị Thu Thảo được bầu làm Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam

Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre Đỗ Thị Thu Thảo vừa được Ban Chấp hành Hội LHPN Việt Nam bầu làm Phó Chủ tịch Hội nhiệm kỳ 2017-2022.

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương khóa XIII

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII: Tập trung vào 3 nhóm vấn đề

Sáng 17/7, tại Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Hội LHPN Việt Nam khóa XII, 100% các đại biểu có mặt đã bầu bổ sung bà Đỗ Thị Thu Thảo tham gia Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội, giữ chức vụ Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam nhiệm kỳ 2017 - 2022.

Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam chúc mừng bà Đỗ Thị Thu Thảo (thứ ba từ trái qua) trên cương vị mới - Ảnh: Minh Châu

Bà Đỗ Thị Thu Thảo, sinh ngày 18/11/1975, dân tộc Kinh; quê quán: An Phước, Châu Thành, Bến Tre. Trình độ chuyên môn: Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh) ngành Xã hội học; Đại học Đà Nẵng chuyên ngành tiếng Anh; Thạc sỹ Quản lý công; Cao cấp Lý luận chính trị. Trước khi nhận nhiệm vụ mới, bà Thảo từng giữ các chức vụ: Bí thư Tỉnh đoàn; Phó Bí thư, Bí thư Huyện ủy Chợ Lách; Phó Chủ tịch HĐNĐ tỉnh Bến Tre.

Tại Hội nghị, các đại biểu cũng cho ý kiến về tổ chức, bộ máy thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về “Một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”; Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về “Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập”.

Phát biểu tại Hội nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà nhấn mạnh, đây là hai nghị quyết quan trọng đòi hỏi các ủy viên Ban Chấp hành phát huy trí tuệ, kinh nghiệm thảo luận một cách kỹ lưỡng hướng tới mục tiêu mà hai nghị quyết đề ra.

 

Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Hội LHPN Việt Nam khóa XII - Ảnh: Minh Châu

Báo cáo tình hình hoạt động của các cấp Hội 6 tháng đầu năm cũng cho thấy, việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương ít nhiều ảnh hưởng đến tư tưởng của một số cán bộ Hội, cán bộ phụ nữ, nhất là ở các đơn vị nằm trong lộ trình dự kiến tinh giản, thu gọn đầu mối; dự báo tỉ lệ nữ tham gia vào 3 vị trí chủ chốt ở cơ sở sẽ có nguy cơ giảm.

Thực hiện chủ đề năm 2018 về “Phụ nữ thực hiện an toàn thực phẩm”, 100% tỉnh/thành Hội đã triển khai với nhiều cách thức đa dạng, phong phú, thiết thực góp phần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm như: tổ chức lễ phát động; tập huấn, tọa đàm; ký chương trình phối hợp tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn; tham quan mô hình, trưng bày, giới thiệu sản phẩm do hội viên phụ nữ sản xuất, thành lập mô hình về vệ sinh an toàn thực phẩm; giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm... Nhiều tỉnh/thành đã cụ thể hóa chủ đề năm thành nội dung phát động thi đua.

Triển khai chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” giai đoạn 2018-2020, đến nay, 110 xã biên giới khó khăn đã được các đơn vị nhận hỗ trợ (vượt 20 xã so với kế hoạch), trong đó nhiều đơn vị nhận hỗ trợ thêm từ 01 đến 03 xã so với dự kiến. Tổng kinh phí huy động hỗ trợ các xã biên giới khó khăn đạt trên 15 tỷ đồng./.

Theo Minh Châu/dangcongsan.vn