5 việc cần làm nếu khu phố bạn ở bị phong tỏa vì dịch Covid-19

Nếu không may khu phố nơi bạn sinh sống có người nhiễm dương tính với Covid-19, cần phải phong tỏa "nội bất xuất, ngoại bất nhập", bạn cần phải làm gì để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, đời sống của bản thân và gia đình?

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Bulgaria

Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sơn Lôi (Vĩnh Phúc), Trúc Bạch (Hà Nội) và một số địa phương khác bị phong tỏa vì có bệnh nhân dương tính với Covid-19 sinh sống. Bệnh dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp. Nếu một ngày nào đó, không may khu vực bạn sinh sống cũng có người nhiễm bệnh và cần phải phong tỏa, cách ly trong 14 ngày, cần phải làm gì để hạn chế xáo trộn trong cuộc sống và đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình?

Không hoang mang, hoảng loạn

Đây là điều quan trọng đầu tiên, cần lưu ý. Phong tỏa, cách ly là một trong những biện pháp phòng chống dịch hữu ích nhất hiện nay để các cơ quan chức năng có thể nhận biết, phân loại, điều trị và phòng ngừa lây lan dịch bệnh. Khi khu phố bị cách ly, bạn hoàn toàn yên tâm vì bạn, gia đình hay những người xung quanh có dấu hiệu lây bệnh sẽ được xử lý, điều trị kịp thời nhất.

Bình tĩnh, không hoang mang, hoảng loạn là điều đầu tiên cần chuẩn bị nếu bạn không may bị phong tỏa. Ảnh: Nguyễn Long

Trong hoàn cảnh này, nên bình tĩnh, không hoảng loạn, không lo sợ. Kinh nghiệm từ những khu vực đã từng bị phong tỏa như Vĩnh Phúc hay một đoạn phố Trúc Bạch cho thấy, cuộc sống của người dân vẫn ổn định. Thậm chí nhiều người còn thấy vui được "sống chậm" lại, yên bình hơn ngày thường.

Song song với việc chuẩn bị tâm lý cho mình, bạn nên trấn an người già, trẻ nhỏ, phụ nữ trong gia đình, để chủ động cùng nhau chống dịch.

Tuân thủ theo đúng hướng dẫn phòng dịch

Thực hiện tốt các biện pháp phòng dịch được cơ sở y tế hướng dẫn đối với khu vực bị phong tỏa. Một số biện pháp được Bộ Y tế khuyến cáo:

- Không tự ý ra khỏi khu vực sinh sống.

Tránh ra ngoài tiếp xúc với nhiều người, tuân thủ một số những yêu cầu như không được ra vào khi chưa được người có thẩm quyền cho phép, không được tụ tập, tập trung đông người...

Cần tuân thủ theo đúng các hướng dẫn của Bộ Y tế. Ảnh: Nguyễn Long

- Thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho cá nhân như: đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, đúng cách…

- Thường xuyên lau chùi, vệ sinh nhà cửa và các vật dụng trong gia đình, đồ chơi trẻ em… bằng cồn hoặc dung dịch sát khuẩn.

Chuẩn bị lương thực:

Bạn nên chuẩn bị lương thực, thực phẩm đủ dùng cho mình và gia đình trong 14 ngày. Nếu có trẻ em, nên chuẩn bị thêm sữa, đồ ăn vặt cho các bé.

Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng về lương thực. Chính quyền sẽ có các giải pháp cung cấp lương thực, đồ ăn cho người dân sinh sống tại khu vực bị phong tỏa.

Chuẩn bị kế hoạch làm việc

Khi gia đình bạn nằm trong khu vực phong tỏa do dịch Covid-19, "nội bất xuất, ngoại bất nhập", bạn sẽ phải ở trong nhà, tự cách ly, tránh tiếp xúc nơi đông người. Trong 14 ngày, không đến cơ quan, công sở làm việc, bạn nên chuẩn bị kế hoạch làm việc trong tình huống này.

Trong thời 4.0, có nhiều cách kết nối để không bị gián đoạn và ảnh hưởng đến công việc để lựa chọn như: làm việc online, làm việc qua điện thoại…

Bạn cần liên lạc với cơ quan xin làm việc tại nhà. Cách ly, phòng dịch là bất khả kháng, nên chắc chắn nơi làm việc sẽ tạo điều kiện để bạn có thể yên tâm làm việc từ xa trong giai đoạn này.

Bạn cũng đừng quên tận dụng thời gian này để gần gũi, chăm sóc nhiều hơn cho gia đình mình. Ảnh: Nguyễn Long

Tận hưởng những ngày phòng dịch

2 tuần cách ly không quá dài, những cũng không quá ngắn, vì vậy, ngoài tuân thủ hướng dẫn phòng dịch, bạn cần sắp xếp để tránh gây xáo trộn đến cuộc sống và sức khỏe của các thành viên trong gia đình và những người xung quanh.

Điều quan trọng là cần duy trì chế độ sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để có sức khỏe tốt, phòng chống dịch bệnh. Bạn cũng đừng quên tận dụng thời gian này để gần gũi, chăm sóc nhiều hơn cho gia đình mình.