4 Bộ trưởng trả lời chất vấn: Không né tránh các vấn đề nóng

Thời gian trả lời chất vấn không dài nên đại biểu Quốc hội mong rằng, với trách nhiệm của mình, các Bộ trưởng sẽ trả lời thẳng vấn đề cử tri đặt ra.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Hạ viện Malaysia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia

Quốc hội dành trọn 3 ngày, kể từ hôm nay (4/6) để tiến hành hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ hợp thứ 5. 4 Bộ trưởng có trách nhiệm trả lời chính, gồm: Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ và Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung.

Ngoài ra, các thành viên Chính phủ khác cũng có trách nhiệm “chia lửa”. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ sẽ có 120 phút phát biểu làm rõ thêm và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về những vấn đề liên quan thuộc trách nhiệm của Chính phủ.

Từ trái qua: 4 Bộ trưởng: Trần Hồng Hà, Nguyễn Văn Thể, Đào Ngọc Dung và Phùng Xuân Nhạ sẽ đăng đàn trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 5

Đại biểu có quyền hỏi đích danh Bộ trưởng không đăng đàn

Trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải nhấn mạnh, quy trình lựa chọn các nội dung chất vấn là chặt chẽ và khoa học, dựa trên các kiến nghị của cử tri qua các kỳ tiếp xúc cử tri; qua ý kiến đề nghị chất vấn mà các ĐBQH gửi tới kỳ họp và qua trao đổi, thảo luận tại các phiên thảo luận về kinh tế - xã hội.

“Không hề có sự né tránh với các vấn đề nóng. Những vấn đề mà người dân đang quan tâm được ưu tiên. Vấn đề liên quan đến các dự án giao thông đầu tư theo hình thức BOT đã UBTVQH giám sát gần đây nhưng vì ĐBQH vẫn rất quan tâm và nhận được nhiều ý kiến của người dân nên kỳ này vẫn được đưa ra chất vấn” – bà Nguyễn Thanh Hải dẫn chứng.

Về việc dự kiến ban đầu có mời Chủ tịch UBND một số tỉnh, thành tham gia trả lời nhưng sau đó không có trong chương trình chất vấn, Trưởng Ban Dân nguyện cho biết, Quốc hội chỉ chất vấn những người do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn nên lãnh đạo địa phương không phải là đối tượng chính để chất vấn, nhưng trong một số trường hợp người điều hành có thể mời họ cung cấp thêm thông tin vì thường có thành phần HĐND và UBND được mời dự khán tại

 

Trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải: Không hề né tránh vấn đề nóng khi lựa chọn vấn đề chất vấn

Trước câu hỏi liệu những Bộ trưởng chịu trách nhiệm trả lời chính có “thiệt thòi” vì gần với kỳ Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm trong khi nhiều Thành viên Chính phủ khác không phải đăng đàn, bà Nguyễn Thanh Hải nhấn mạnh, các tư lệnh ngành được lựa chọn chất vấn qua một quá trình khách quan, khoa học. Tuy nhiên, các Bộ trưởng khác cũng đều có mặt để “chia lửa” và đại biểu Quốc hội có quyền hỏi đích danh.

“Cách thức tổ chức chất vấn đã có cải tiến rất nhiều nên không phải chỉ 4 Bộ trưởng được chọn mới phải đối diện với các câu hỏi mà đại biểu Quốc hội nêu ra mà nhiều Bộ trưởng khác phải phối hợp cùng trả lời, đặc biệt còn có các Phó Thủ tướng phụ trách các lĩnh vực. Tất cả đều là đối tượng mà cử tri theo dõi và gửi gắm đến ĐBQH để đánh giá mức độ tín nhiệm trong kỳ họp sau” – Trưởng Ban Dân nguyện nói.

Cần sự minh bạch

Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu (đoàn Nghệ An) cho rằng cả 4 nhóm nội dung chất vấn với 4 Bộ trưởng: Nguyễn Văn Thể, Trần Hồng Hà, Đào Ngọc Dung và Phùng Xuân Nhạ đều là những vấn đề mà trong thực tiễn hiện nay đang “rất nóng”, được cử tri rất quan tâm.

Cá nhân đại biểu quan tâm nhiều nhất và dự kiến sẽ chất vấn với Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà về những tồn tại trong lĩnh vực đất đai.

“Đất đai là một tài sản rất vô giá của Nhà nước nhưng hiện lại đang có tình trạng thất thoát khá lớn do khâu quản lý còn nhiều hạn chế. Tôi mong Bộ trưởng sẽ đưa ra được các giải pháp quản lý đất đai chặt chẽ hơn” – vị đại biểu này cho biết.

Còn đại biểu Đỗ Văn Sinh – Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Kinh tế thì tin rằng vấn đề mà xã hội rất quan tâm và đại biểu Quốc hội sẽ đặt nhiều câu hỏi với Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể là về BOT giao thông, nhất là sự minh bạch từ khâu lập dự án đến khâu tổ chức thực hiện và vận hành dự án để mang lại sự hài hoà về quyền lợi.

 

Đại biểu Đỗ Văn Sinh: Trả lời không vòng vo trong 3 phút là trách nhiệm và năng lực của Bộ trưởng

Theo vị đại biểu này, các công trình kết cấu hạ tầng thì Nhà nước có trách nhiệm đầu tư. Nhưng trong điều kiện hiện nay phải huy động làm bằng hình thức BOT và doanh nghiệp bỏ vốn ra thì được quyền thu lại chi phí. Tất nhiên Nhà nước phải quản lý một cách chặt chẽ chứ không phải họ muốn làm gì thì làm. Đặc biệt việc này phải được minh bạch hóa, được quản lý rất chặt chẽ và phải có sự giám sát của cộng đồng, của người dân.

“3 phút trả lời câu hỏi của một đại biểu có sợ người đăng đàn vòng vo né tránh những vấn đề nóng?” – trả lời câu hỏi này, ông Đỗ Văn Sinh cho rằng đó là trách nhiệm và năng lực của Bộ trưởng.

“Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho cử tri nêu lên các câu hỏi, những bức xúc đặt ra trong thực tiễn thì Bộ trưởng phải trả lời được. Nếu không trả lời được thì sẽ phải xem lại trách nhiệm của Bộ trưởng” – vị đại biểu này nêu quan điểm, đồng thời cho rằng việc tranh luận là để tìm ra chân lý và giải pháp giải quyết vấn đề theo hướng phát triển./.

Phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 5 được đổi mới theo hướng “hỏi nhanh, đáp gọn” khi đại biểu chỉ hỏi trong 1 phút và sau khi 3 đại biểu đặt câu hỏi, Bộ trưởng sẽ trả lời không quá 3 phút/1 đại biểu.

Người hỏi nêu câu hỏi ngắn gọn, rõ ý và người trả lời tập trung làm rõ vấn đề chứ không lòng vòng sẽ giúp số lượng người được hỏi tăng lên so với kỳ trước. Sự đổi mới cũng bắt buộc người trả lời phải nghiên cứu rất thấu đáo về lĩnh vực mình phụ trách, để khi đại biểu hỏi sẽ trả lời được ngay.

Các tư lệnh ngành đăng đàn trả lời chất vấn cũng là một phần để làm căn cứ cho việc lấy phiếu tín nhiệm vào kỳ họp cuối năm. Tuy nhiên, việc lấy phiếu tín nhiệm phải được xem xét trong cả quá trình, tính từ đầu nhiệm kỳ.