Vụ Vũ “Nhôm”: Lợi ích nhóm làm hàng loạt cán bộ cao cấp “dính chàm”

Tin mới nhất từ vụ án Vũ "nhôm", Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố và bắt tạm giam nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục V Phan Hữu Tuấn, nguyên Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Trần Văn Minh cùng nhiều nguyên lãnh đạo Sở TNMT Đà Nẵng.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Hạ viện Malaysia

 

Phan Văn Anh Vũ- tức Vũ "nhôm" và nguyên CT UBND TP Đà Nẵng Trần Văn Minh (ảnh nhỏ).

Liên quan đến vụ án Vũ "nhôm", ông Văn Hữu Chiến, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng thời kỳ 2011-2014, ông Nguyễn Điểu, nguyên Giám đốc Sở TNMT; ông Trần Văn Toán, nguyên Phó Giám đốc Sở TNMT; ông Lê Cảnh Dương,  Giám đốc Ban xúc tiến và hỗ trợ đầu tư Đà Nẵng đều bị khởi tố bị can, cấm đi khỏi nơi cư trú vì những vi phạm liên quan đến nhân vật Vũ “nhôm”.

Những thông tin nói trên làm chấn động dư luận. Việc hàng loạt cán bộ cao cấp bị khởi tố liên quan đến Vũ “nhôm” cho thấy sự nguy hại của hành vi bắt tay lũng đoạn chính sách nhằm trục lợi của nhóm lợi ích.

Các hành vi cấu kết, vi phạm kéo dài trong nhiều năm, với nhiều hiện tượng tiêu cực, nhưng chỉ được phát hiện sau khi nhiều đương sự là lãnh đạo cao cấp đã về hưu, đã gây ra nhiều hậu quả. Nhà nước thiệt hại về tài sản, mất mát cán bộ và làm ảnh hưởng không nhỏ đến tính minh bạch của chính sách cũng như sức hấp dẫn của môi trường đầu tư.

Doanh nghiệp chân chính, trung thực không còn cửa làm ăn khi phải cạnh tranh với những doanh nghiệp sân sau đã được bao bọc bởi công chức lãnh đạo. Niềm tin của nhà đầu tư và người dân bị giảm sút. Thiệt hại về vật chất có thể tính toán được nhưng thiệt hại về niềm tin là rất khó đong đếm.

Vì sao nhiều cán bộ cao cấp cùng có hành vi vi phạm nghiêm trọng đến mức bị khởi tố đang là trăn trở lớn. Công tác cán bộ được thực hiện như thế nào; những cơ quan có chức năng thanh, kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý tội phạm của địa phương từ trước tới nay đã làm việc ra sao. Việc xử lý những người vi phạm là cần thiết nhằm bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, tạo ra sự răn đe và vãn hồi niềm tin của người dân. Tuy nhiên, bên cạnh việc “chống” tiêu cực,  giải pháp “xây”, ngăn ngừa cán bộ vi phạm cũng hết sức quan trọng.

Qua vụ việc, cần rà soát chặt chẽ, nghiêm túc về những lỗ hổng trong cơ chế chính sách, công tác đào tạo cán bộ, thanh kiểm tra, khiếu nại tố cáo, xử lý thông tin tội phạm, bảo vệ chính trị nội bộ… để xây dựng hệ thống giải pháp đồng bộ, nâng cao chất lượng độ ngũ cán bộ công chức.