Cần xử lý nghiêm những kẻ cầm đầu “Hội thánh Đức chúa trời”

“Ban Tôn giáo chính phủ, các cấp chính quyền, các cơ quan có trách nhiệm đều phải vào cuộc ngay lập tức và có các biện pháp quyết liệt để ngăn chặn các hoạt động tiêu cực của tổ chức này”, nguyên Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Sơn cho biết.

Sắp xếp, tinh gọn phải nhanh, làm khẩn trương nhưng phải rất khoa học, phòng ngừa các hệ lụy, rủi ro

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

 Các thành viên tại một cơ sở của "Hội thánh đức chúa trời".

Những hoạt động của “Hội thánh Đức chúa trời” đang tiếp tục gây bức xúc trong dư luận với những biểu hiện vi phạm thuần phong mỹ tục và pháp luật Việt Nam.

Trao đổi với Lao Động về hiện tượng này, ông Nguyễn Anh Sơn, nguyên trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định cho biết, qua truyền thông, ông cũng nắm được thông tin hội này đã xuất hiện trên địa bàn tỉnh khiến người dân bức xúc.

 

Nguyên ĐBQH Nguyễn Anh Sơn.

Ông Sơn nói thêm: “Đây không phải là tổ chức được cấp phép hoạt động mà núp bóng truyền đạo để lợi dụng chính sách tự do tín ngưỡng ở Việt Nam. Thậm chí, những người cầm đầu tổ chức này đã từng có “dấu vết, lý lịch xấu”. Hội này có dấu hiệu hành nghề theo hình thức đa cấp”.

“Tôi không hiểu sao bây giờ lại có nhiều người mong manh, dễ dàng bị lôi kéo đến vậy. Nhiều người trong số đó là những thanh niên, sinh viên có học đàng hoàng”, nguyên ĐBQH Nguyễn Anh Sơn đặt câu hỏi.

Theo ông Sơn, đã đến lúc Ban Tôn giáo Chính phủ cần có động thái quyết liệt hơn trước hiện tượng này. “Các cơ quan chính quyền các cấp cũng cần phải vào cuộc ngay, kiên quyết xử lý nghiêm khắc những đối tượng núp bóng truyền đạo này. Điều này phải làm ngay, làm thẳng tay để tránh tình trạng tổ chức này ăn sâu trong quần chúng thì việc xử lý sẽ trở nên khó khăn, phức tạp hơn rất nhiều”. 

Nguyên trưởng đoàn ĐBQH Nam Định nhấn mạnh: “Thời gian qua, dù tổ chức này đã có các hoạt động nhưng chưa được nhà nước thừa nhận thì sự tồn tại và hoạt động đó là bất hợp pháp. Ngoài ra, cách thức truyền đạo của hội này biểu hiện rõ nét sự mê tín, dị đoan, đi ngược lại với thuần phong mỹ tục dân tộc, trái với hoạt động tín ngưỡng. Thậm chí, tổ chức có dấu hiệu trục lợi khi những kẻ cầm đầu bắt các thành viên phải nộp 10% thu nhập.

"Điều này đã vi phạm điều cấm của pháp luật, là lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi, có thể xử lý hình sự theo Điều 331 Bộ luật Hình sự 2015, tội “Lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân".

Ở góc độ văn hóa, GS Nguyễn Chí Bền cho hay, những người đi theo “Hội thánh Đức chúa trời” chắc chắn có những nhận thức sai lầm về mặt tâm linh, tín ngưỡng.

  GS Nguyễn Chí Bền.

“Bất kỳ một tổ chức tôn giáo nào cũng đều phải được Nhà nước công nhận. Tôn giáo phải được phát triển trên một nền tảng văn hóa. Có như thế mới được xã hội thừa nhận. Còn “Hội thánh Đức chúa trời” đang đi ngược lại với điều này. Thậm chí, những kẻ cầm đầu đang có dấu hiệu trục lợi, đưa những người tham gia lún sâu vào sự mê muội”, GS Bền phân tích.

Theo chuyên gia nghiên cứu văn hóa, các cơ quan hành pháp cần quyết liệt ngăn chặn đồng thời buộc phải dùng biện pháp hành chính để xử lý những kẻ “truyền đạo” trái phép này. Vì sự thực “Hội thánh Đức chúa trời” không phải là tôn giáo cũng không phải là một tín ngưỡng nằm trong quy định của pháp luật Việt Nam.