Xây dựng nội dung Nghị quyết liên tịch phải thực chất, hiệu quả

(Mặt trận) - Chiều ngày 13/7, ông Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam đã chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban soạn thảo xây dựng Nghị quyết liên tịch ban hành Quy chế phối hợp công tác của Chính phủ và Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam.

Hơn 2 tỷ đồng hỗ trợ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống

Hội đồng tư vấn Dân chủ và Pháp luật UBTƯ MTTQ Việt Nam tổng kết công tác nhiệm kỳ 2019 - 2024

Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến chúc mừng Giáng sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh

Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Lê Tiến Châu phát biểu tại phiên họp

Tham dự Phiên họp có ông Nguyễn Sỹ Hiệp, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành liên quan cùng thành viên Ban soạn thảo.

Ngày 22/8/2008, Chính phủ và UBTƯ MTTQ Việt Nam đã ban hành Nghị quyết liên tịch số 19/2008/NQLT/CP-UBTWMTTQVN kèm theo Quy chế phối hợp công tác của Chính phủ và UBTƯ MTTQ Việt Nam. Sau 14 năm triển khai thực hiện, công tác phối hợp giữa Chính phủ và UBTƯ MTTQ Việt Nam ngày càng chặt chẽ, thực chất, qua đó đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Chính phủ và UBTƯ MTTQ Việt Nam.

Tuy nhiên, sau hợp 14 năm thực hiện Quy chế phối hợp đã có nhiều điểm bất cập, hạn chế, chưa phù hợp với giai đoạn mới. Một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng nêu trên là do nhiều nhiệm vụ mới theo sự phân công của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và từ yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn.

Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ban hành trong 10 năm gần đây (như: Hiến pháp năm 2013, Luật tổ chức Chính phủ năm 2015, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015 và các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan) quy định bổ sung nhiều quy định mới về chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ, quyền, trách nhiệm của MTTQ Việt Nam chưa được cụ thể hóa vào Quy chế phối hợp công tác giữa hai bên.

Quang cảnh phiên họp

Thực tế cho thấy, quá trình 14 năm thực hiện Nghị quyết liên tịch số 19 đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế nhất định, cần có sự hoàn thiện về nội dung và cơ chế phối hợp rõ, toàn diện và đủ mạnh hơn để đáp ứng yêu cầu thực tiễn và xứng tầm với vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của hai bên.

Bởi vậy, việc xây dựng Nghị quyết liên tịch cần phù hợp với quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2018; Quy chế góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của chính quyền, cơ quan, tổ chức, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động đối với chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ, quyền, trách nhiệm của MTTQ Việt Nam và nội dung, mối quan hệ phối hợp công tác của hai bên trong tình hình mới, từ đó phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và nhân dân.

 
 
 
Đại biểu thảo luận tại phiên họp

Tại phiên họp, đại biểu tham dự đã cùng đóng góp ý kiến để Quy chế phối hợp bảo đảm mỗi bên làm tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm theo quy định. Trong đó phát huy tính chủ động và vai trò là nòng cốt chính trị của MTTQ Việt Nam, có sứ mệnh trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tập hợp, vận động nhân dân đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, thực hành dân chủ, xây dựng đồng thuận xã hội để góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu chính trị, kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn mới; góp phần làm tốt cơ chế: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ phải là ba chân kiềng vững chắc của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước ta.

Tiếp thu ý kiến của đại biểu tham dự phiên họp, Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Lê Tiến Châu đề nghị Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập tiếp tục chỉnh sửa để hoàn thiện Nghị quyết liên tịch ban hành về Quy chế phối hợp công tác giữa hai bên.

Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Lê Tiến Châu lưu ý, trong quá trình xây dựng Nghị quyết liên tịch, Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập cần Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập cần đánh giá sát hơn nữa kết quả đạt được quy chế phối hợp trong thời gian qua và những tồn tại, bất cập để nghiên cứu, đề ra những giải pháp khắc phục trong thời gian sớm nhất để sớm hoàn thiện Quy chế phối hợp, tạo nên nhiều kết quả thiết thực hơn nữa trong thời gian tới.

Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Lê Tiến Châu cũng cho rằng, Nghị quyết liên tịch ban hành Quy chế phối hợp công tác của Chính phủ và Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam cần có tính quy phạm, ràng buộc, ngôn ngữ, văn phong phải mang tính pháp lý. Nội dung Nghị quyết phải đưa ra các biện pháp, cách thức để triển khai công việc, ngắn gọn, cụ thể và trên tinh thần xây dựng, từ đó góp phần nâng cao công tác phối hợp giữa hai bên trở nên thực chất và hiệu quả hơn.