Tuyên truyền, lan tỏa sâu rộng nội dung hai cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(Mặt trận) - Ngày 28/2, tại Hà Nội, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương tổ chức Hội nghị quán triệt nội dung cuốn sách “Phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc” và cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc cây tre Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam gặp mặt cán bộ Mặt trận qua các thời kỳ

Tạo sự thống nhất, đồng thuận cao trong thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy

Tuyển thủ Quang Hải và Ban Tổ chức Giải bóng đá thiện nguyện “Cúp Tứ Hùng - Trao yêu thương” ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” Trung ương

Ông Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam cùng các đại biểu tại điểm cầu Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương

Hội nghị được kết nối trực tuyến tới 416 điểm cầu với hơn 18.000 đảng viên tham dự.

Dự Hội nghị tại điểm cầu Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương có ông Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam; ông Nguyễn Văn Thể, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương; bà Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam.

Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến truyền đạt những nội dung cơ bản, cốt lõi trong cuốn sách “Phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tại Hội nghị Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến đã truyền đạt những nội dung cơ bản, cốt lõi trong cuốn sách “Phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Chủ tịch Đỗ Văn Chiến nêu rõ, nhằm hệ thống hóa sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về xây dựng, phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, giúp các ngành, các cấp, các địa phương, cán bộ, đảng viên và đông đảo nhân dân nắm vững, triển khai hiệu quả công tác quan trọng này, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam phối hợp với Tạp chí Cộng sản, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách “Phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc”. Cuốn sách thể hiện tư duy nhất quán của người đứng đầu Đảng ta về đại đoàn kết toàn dân tộc, vấn đề được xác định là đường lối chiến lược của Đảng ta, nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong mọi thời kỳ.

Đại biểu tham dự tại điểm cầu Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương

Nội dung cuốn sách gồm ba phần: Phần thứ nhất: Đại đoàn kết toàn dân tộc - Sức mạnh nội sinh, nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Phần thứ hai: Phát huy vai trò nòng cốt chính trị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; Phần thứ ba: Phát huy vai trò của các tầng lớp nhân dân, các địa phương, đóng góp nhiều hơn nữa cho công cuộc đổi mới đất nước.

“Cuốn sách dày 747 trang, hàm chứa nhiều nội dung rất quan trọng cả về tư duy lý luận và hoạt động thực tiễn, là "cẩm nang" cho cán bộ trong hệ thống Mặt trận, các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ đảng viên, nhân dân nghiên cứu, vận dụng vào thực tiễn” Chủ tịch Đỗ Văn Chiến nêu rõ.

Chủ tịch Đỗ Văn Chiến cho biết, cuốn sách tuyển chọn 142 bức ảnh đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm, làm việc với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, các giới, các tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong các chuyến thăm và làm việc tại các địa phương, cơ sở, đồng chí Tổng Bí thư luôn dành thời gian đến thăm các Mẹ Việt Nam Anh hùng, người có công với cách mạng, gặp gỡ, lắng nghe nhân dân, thăm hỏi đồng bào các dân tộc; động viên các thương - bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công, người có hoàn cảnh khó khăn, gặp gỡ, trò chuyện với các cháu thanh thiếu niên, nhi đồng, ...

Chủ tịch Đỗ Văn Chiến đề cập tới 6 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm phát huy truyền thống yêu nước và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời gian tới mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắc tới. 

Trên tinh thần đó, Chủ tịch Đỗ Văn Chiến đề nghị, các cấp ủy, tổ chức đảng, mỗi cán bộ, đảng viên cần nẵm vững một số nội dung mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh, phân tích sâu sắc. Đó là đoàn kết là truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc Việt Nam, được hun đúc, bồi đắp qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước; Bước phát triển tư duy lý luận và sự lãnh đạo của Đảng về đại đoàn kết và xây dựng, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; Những kết quả nổi bật trong việc xây dựng và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng trong thời gian qua; Xác định đúng đắn bối cảnh mới và những vấn đề đặt ra đối với việc xây dựng, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Chủ tịch Đỗ Văn Chiến cũng đề cập tới 6 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm phát huy truyền thống yêu nước và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời gian tới mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắc tới.

Trước tiên, cần giữ vững vai trò tiên phong, hạt nhân lãnh đạo của Đảng, nâng cao nhận thức của các cấp ủy, tổ chức đảng, hệ thống chính trị trong xây dựng và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc thời kỳ mới.

Thứ hai, tiếp tục bổ sung, hoàn thiện chủ trương, chính sách, pháp luật nhằm huy động mọi nguồn lực, phát huy tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc, sức sáng tạo của các giai tầng xã hội, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Trong đó cần tập trung xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh về số lượng và chất lượng; có bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động, thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế ngày càng toàn diện, sâu rộng; Phát huy vai trò trung tâm, chủ thể của nông dân trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, gắn với xây dựng nông thôn mới, theo hướng “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”. 

Xây dựng đội ngũ trí thức - các nhà khoa học, văn nghệ sĩ ngày càng lớn mạnh, xứng tầm là “nguyên khí quốc gia”, phát huy vai trò, trách nhiệm và năng lực của trí thức trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh về số lượng và chất lượng, đóng góp tiên phong và tích cực vào xây dựng và phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; Tăng cường giáo dục thế hệ trẻ về lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc, nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão, khát vọng cống hiến vì Tổ quốc, xây dựng môi trường, điều kiện học tập, lao động, giải trí, rèn luyện để phát triển lành mạnh, toàn diện, hài hòa cả về trí tuệ, thể chất và giá trị thẩm mỹ.

Cùng với đó cần xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới, phát huy truyền thống trung hậu, đảm đang, tiềm năng, thế mạnh và tinh thần vươn lên của phụ nữ Việt Nam; Động viên cựu chiến binh phát huy bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ” trong xây dựng, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; giúp nhau làm kinh tế, cải thiện, nâng cao đời sống, làm giàu hợp pháp, tăng cường vai trò của cựu chiến binh trong giáo dục lòng yêu nước, truyền thống cách mạng.

Phát huy uy tín, kinh nghiệm của người cao tuổi trong xã hội, cộng đồng và gia đình; Bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, phát huy nội lực giúp nhau vươn lên cùng phát triển. Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, nâng cao dân trí, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp, tiếng nói, chữ viết của đồng bào các dân tộc thiểu số. Kịp thời đấu tranh với những âm mưu, hành động chia rẽ khối đoàn kết giữa các dân tộc; Vận động, đoàn kết, tập hợp các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống “tốt đời, đẹp đạo”, đồng hành cùng dân tộc, đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm các tôn giáo hoạt động bình đẳng theo quy định của pháp luật và hiến chương, điều lệ được Nhà nước công nhận; Hỗ trợ để người Việt Nam ở nước ngoài có địa vị pháp lý vững chắc, phát triển kinh tế và đời sống, hòa nhập xã hội nước sở tại.

 Quang cảnh tại điểm cầu Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương

Thứ ba, tiếp tục đổi mới tổ chức bộ máy, nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng thật sự đại diện và bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân.

Thứ tư, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, lấy con người làm trung tâm, chủ thể, nguồn lực, động lực chủ yếu, là mục tiêu của đại đoàn kết toàn dân tộc trong tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Thứ năm, phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Thứ sáu, xây dựng và triển khai Chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, xây dựng đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng có năng lực, uy tín, tâm huyết, trách nhiệm, hết lòng vì công việc chung với phương châm hành động “Tận tụy để dân mến/ Trách nhiệm để dân thương/ Kỷ cương để dân trọng/ Năng động để dân được nhờ”.

Chủ tịch Đỗ Văn Chiến nêu rõ, trong thời gian tới UBTƯ MTTQ Việt Nam sẽ tiếp tục tuyên  truyền sâu rộng, lan tỏa tư tưởng, quan điểm, chủ trương của Đảng ta đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến các tầng lớp nhân dân, các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ đảng viên, thống nhất tư tưởng, ý chí và hành động như chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Tiền hô hậu ủng, nhất hô bá ứng, trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt”, chung sức, chung lòng hiện thực hóa khát vọng, xây dựng đất nước ta giàu mạnh, phồn vinh, nhân dân ta có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Đại sứ - Quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao - Bộ Ngoại giao Phạm Lan Dung quán triệt về nội dung Cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc cây tre Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Quán triệt về nội dung Cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc cây tre Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đại sứ- Quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao - Bộ Ngoại giao Phạm Lan Dung giới thiệu về ý nghĩa thời điểm ra đời của cuốn sách; ý nghĩa về nội dung cuốn sách; Cấu trúc của cuốn sách. Theo đó, Cuốn sách có dung lượng dày hơn 800 trang, với hơn 150 bài viết, 150 ảnh minh họa, gồm ba phần. Cuốn sách đã tổng kết các đặc điểm quan trọng về quá trình đổi mới tư duy đối ngoại của Đảng. Những nhiệm vụ trọng tâm, về vai trò tiên phong của đối ngoại, được Tổng Bí thư chỉ ra cho ngành đối ngoại…

Tổng Bí thư đã đúc kết hình tượng "cây tre Việt Nam” trong bản sắc đối ngoại, ngoại giao Việt Nam đó là: vững ở gốc, chắc ở thân, uyển chuyển ở cành là phong cách, nghệ thuật ứng xử ngoại giao: trong đó nguyên tắc căn bản là “dĩ bất biến, ứng vạn biến” “biết mình, biết người” “biết thời, biết thế”, “biết dừng, biết biến”. Cuốn sách là những tư tưởng, quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư được rút ra từ thực tiễn phong phú, thể hiện tầm nhìn, trí tuệ sáng suốt, sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt, toàn diện, đầy sức thuyết phục của Tổng Bí thư đối với công tác đối ngoại của Việt Nam.

 Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương Nguyễn Văn Thể phát biểu tại Hội nghị

Để những nội dung của 2 cuốn sách lan tỏa, thấm sâu vào tâm thức của cán bộ, đảng viên, biến nhận thức thành hành động cụ thể, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương Nguyễn Văn Thể đề nghị các đảng ủy trực thuộc tiếp tục tổ chức các hội nghị nghiên cứu, học tập, sinh hoạt chuyên đề quán triệt nội dung 2 cuốn sách cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Nghiên cứu kỹ các nội dung, tư tưởng của Tổng Bí thư về đại đoàn kết toàn dân tộc và đường lối đối ngoại của Việt Nam, vận dụng xây dựng kế hoạch với những nội dung và công việc cụ thể trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác xây dựng đảng và lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng đảng bộ và cơ quan, đơn vị.

Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương mong muốn, mỗi cán bộ, đảng viên cần nhận thức sâu sắc những nội dung cốt lõi trong 2 tác phẩm. Trên cơ sở kế hoạch thực hiện của đảng bộ, cơ quan, đơn vị, cần xác định những việc làm cụ thể để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của đảng viên và thực thi công vụ góp phần xây dựng tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị đoàn kết, thống nhất; đồng thời, góp phần xây dựng đường lối đối ngoại Việt Nam ngày càng hiệu quả góp phần xây dựng nước Việt Nam hùng cường và thịnh vượng.

Một số hình ảnh trong cuốn sách “Phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng