Sớm phản hồi để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho địa phương

(Mặt trận) - Chiều 3/6, Đoàn giám sát liên ngành do ông Ngô Sách Thực, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam làm Trưởng đoàn tiếp tục kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết 42/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ tại UBND tỉnh Hà Tĩnh.

Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam gặp mặt cán bộ Mặt trận qua các thời kỳ

Tạo sự thống nhất, đồng thuận cao trong thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy

Tuyển thủ Quang Hải và Ban Tổ chức Giải bóng đá thiện nguyện “Cúp Tứ Hùng - Trao yêu thương” ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” Trung ương

Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Ngô Sách Thực kết luận buổi làm việc.

Báo cáo với đoàn giám sát, đại diện Sở LĐ-TB&XH và Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đến 2/6/2020, 13/13 huyện, thành phố, thị xã tại Hà Tĩnh đã thực hiện chi trả cho 160.417 đối tượng (chiếm 92,4% tổng số đối tượng được phê duyệt danh sách).

Tổng kinh phí chi trả 187,3 tỷ đồng (chiếm 94,14% tổng kinh phí được phê duyệt hỗ trợ). Còn 7,6% chưa chi trả do đối tượng được hưởng không có mặt tại địa bàn, một số đối tương trùng chính sách (đã hưởng ở chính sách khác).

5 nhóm đối tượng còn lại đang được địa phương gấp rút triển khai. Trong đó, các đơn vị, doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, đến nay đã có 197 đơn vị nộp hồ sơ đề nghị ngành LĐTBXH xác nhận và đã có 96 đơn vị được cơ quan BHXH cho tạm dừng đóng quỹ hưu trí, tử tuất trong thời gian 3 - 6 tháng, đối với 2.752 lao động.

Người lao động tạm ngừng hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương, tính đến 30/4/2020 đã có 617 doanh nghiệp báo cáo có 453 lao động bị chấm dứt HĐLĐ và 8.329 lao động tạm hoãn HĐLĐ hoặc nghỉ việc không hưởng lương.

Sau một thời gian vào cuộc giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết 42 và Quyết định 15 của Chính phủ, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh và các tổ chức đoàn thể tỉnh Hà Tĩnh nhận thấy, các địa phương trên địa bàn tỉnh thực hiện cơ bản đúng quy trình, đúng mục đích, công khai, dân chủ, minh bạch, chính xác, kịp thời, không bỏ sót đối tượng. Chưa phát hiện trường hợp nào sai sót, không đúng quy định hay lợi dụng, trục lợi chính sách. Chưa có đơn thư khiếu nại, tố cáo nào của cán bộ, nhân dân liên quan đến việc thực hiện Nghị quyết 42 và Quyết định 15.

Tuy nhiên, qua giám sát của các cán bộ Mặt trận cho thấy công tác tuyên truyền tại một số địa phương ở Hà Tĩnh còn hạn chế, chưa hiệu quả nên một số người dân chưa nắm bắt được chính sách và chưa xác định được mình thuộc đối tượng nào. Nhất là các đối tượng lao động tự do và hộ kinh doanh có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu/năm.

Ông Hà Văn Hùng, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh đề nghị, các cơ quan, ban, ngành ở Trung ương cần sớm đưa ra giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho địa phương khi thực hiện Nghị quyết 42 và Quyết định 15 của Thủ tướng Chính phủ, đảm bảo nguồn hỗ trợ sớm đến tay người lao động.

Tại buổi làm việc, thành viên của Đoàn giám sát lần lượt giải đáp những vướng mắc của tỉnh Hà Tĩnh trong việc xác định chính xác đối tượng hưởng thụ, khoảng thời gian, mốc thời gian để xác định đối tượng thụ hưởng chính sách và thẩm quyền phê duyệt của địa phương. Đoàn giám sát đề nghị tỉnh Hà Tĩnh cần mạnh dạn xác định, thẩm định, phê duyệt theo thẩm quyền của địa phương để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Nghị quyết 42 và Quyết định 15 của Thủ tướng Chính phủ.

 

Phát biểu kết luận, ông Ngô Sách Thực, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam đánh giá, công tác giám sát của MTTQ tỉnh Hà Tĩnh rất tích cực, sâu sát, tham gia giám sát ngay từ đầu, từ khâu rà soát, thẩm định, phê duyệt đến chi trả nên đã đưa ra được nhiều ý kiến tham mưu kịp thời, góp phần giải quyết, tháo gỡ khó khăn cho chính quyền.

Đối với các kiến nghị của tỉnh Hà Tĩnh xung quanh việc thực hiện Nghị quyết 42 và Quyết định 15 của Chính phủ, Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực cho biết, Đoàn giám sát sẽ tổng hợp, nghiên cứu và sớm phản hồi để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho địa phương.