Phó Chủ tịch Trương Thị Ngọc Ánh làm việc với Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Sóc Trăng

(Mặt trận) - Chiều ngày 29/6, Đoàn kiểm tra của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương do bà Trương Thị Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương làm trưởng đoàn đã làm việc với Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Sóc Trăng.

Đại đoàn kết dân tộc - Động lực chủ yếu phát huy sức mạnh Nhân dân trong giai đoạn hiện nay

Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam tỉnh Bạc Liêu lần thứ XI: "Đoàn kết - Dân chủ - Sáng tạo - Phát triển"

Phó Chủ tịch Hoàng Công Thủy tiếp nhận hỗ trợ số tiền 1,8 tỷ đồng cho người nghèo tỉnh Điện Biên

 Quang cảnh cuộc làm việc

Về phía tỉnh Sóc Trăng, tham gia buổi làm việc có Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lâm Hoàng Nghiệp, đại diện các sở, ban, ngành thành viên Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh Sóc Trăng.

Tại buổi làm việc, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Phạm Thị Minh Huệ báo cáo về kết quả hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Sóc Trăng năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023. Theo đó, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh được quan tâm triển khai theo hướng đổi mới nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với công tác xây dựng, thi hành, bảo vệ pháp luật và nhiệm vụ chính trị của cơ quan, ban ngành, địa phương tạo sự chuyển biến căn bản trong ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân trên địa bàn tỉnh; kịp thời đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đi vào đời sống.

Giai đoạn từ năm 2022 đến nay, các Sở, ngành và địa phương đã tổ chức PBGDPL trực tiếp với 7.361 cuộc/lượt tuyên truyền PBGDPL ước tính có trên 351.330 lượt người tham dự; cấp trên 176.474 tài liệu về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên các lĩnh vực: kinh tế, văn hoá, dân tộc, tôn giáo; quản lý đất đai; phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm chống lãng phí; phòng, chống các tệ nạn xã hội; an toàn giao thông. Bên cạnh đó, Sở Tư pháp tiếp tục vận hành Trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp, Trang thông tin điện tử Phổ biến giáo dục pháp luật của tỉnh; Zalo Official Account “Phổ biến giáo dục pháp luật Sóc Trăng”; Trang Facebook “Phổ biến giáo dục pháp luật Sóc Trăng” nhằm tạo kênh thông tin tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật được nhanh chóng kịp thời…

Kết quả tổng hợp từ các Tổ hòa giải trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng năm 2022 tiếp nhận, đưa ra hòa giải là 3978 vụ, hòa giải thành là 3388 vụ, đạt tỷ lệ là 85,2%. Từ đầu năm 2023 đến nay tiếp nhận, đưa ra hòa giải 1.782 vụ, đưa ra hòa giải thành là 1.568 vụ đạt tỉ lệ 88%...

Công tác xây dựng, bồi dưỡng và nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được quan tâm. Đội ngũ này thường xuyên được rà soát, củng cố, kiện toàn khi có thay đổi theo quy định của Thông tư số 10/2016/TT-BTP, ngày 22/7/2016 của Bộ Tư pháp. Nhận thức của cấp ủy, tổ chức đảng về vai trò của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được nâng lên; xác định rõ hơn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là trách nhiệm của hệ thống chính trị. Qua đó góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.

Bên cạnh những kết quả đạt được, tỉnh còn một số tồn tại, hạn chế như các quy định về xã hội hóa trong luật và Nghị định số 28/2013/NĐ-CP, ngày 4/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật chưa được cụ thể hóa rõ ràng do đó chưa thu hút được sự tham gia của đông đảo cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hỗ trợ cho công tác này. Đa số đội ngũ công chức được giao làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật đều kiêm nhiệm, phải đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau do đó dẫn tới việc tham mưu đôi lúc chưa kịp thời, ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện nhiệm vụ này tại địa phương...

Phó Chủ tịch Trương Thị Ngọc Ánh phát biểu 

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Trương Thị Ngọc Ánh ghi nhận và biểu dương những kết quả đạt được của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Sóc Trăng trong thời gian qua; đồng thời nhấn mạnh, trước yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân trong giai đoạn mới theo tinh thần của Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 9/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII và Nghị quyết số 77/NQ-CP, ngày 12/5/2023 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW, đòi hỏi cần tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, triển khai có chiều sâu, thực chất công tác hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật với định hướng lấy người dân làm trung tâm, trong đó có vai trò rất quan trọng của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp.

“Tỉnh cần tổ chức truyền thông dự thảo chính sách pháp luật từ sớm, từ xa, ngay từ khi lấy ý kiến đối với đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền theo Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027” để góp phần nâng cao chất lượng xây dựng thể chế, chính sách, tăng cường công khai, minh bạch, tạo đồng thuận xã hội cũng như ý thức tôn trọng, tuân theo pháp luật của người dân, doanh nghiệp. Đồng thời, thực hiện hiệu quả Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật cho người dân”; Đề án “Thí điểm đổi mới hoạt động đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL” mà Sóc Trăng là một trong sáu địa phương được chọn làm điểm”, Phó Chủ tịch Trương Thị Ngọc Ánh lưu ý.

Phó Chủ tịch Trương Thị Ngọc Ánh cũng yêu cầu tỉnh Sóc Trăng tiếp tục phát huy vị trí, vai trò, trách nhiệm của hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp nói chung, trách nhiệm của các cơ quan thành viên hội đồng nói riêng trong triển khai thực hiện nhiệm vụ của hội đồng; chú trọng tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật cho báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật.

Cùng với đó cần phát huy vai trò của người có uy tín trong cộng đồng dân cư trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở. Xây dựng đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật chuyên biệt cho đối tượng đặc thù; chỉ đạo tổng kết 10 năm thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở và tổ chức thành công Hội thi Hòa giải viên giỏi trên địa bàn tỉnh. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; đồng thời, tăng cường huy động nguồn lực xã hội cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó phát huy vai trò của đội ngũ luật sư, luật gia tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở...