Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Lê Tiến Châu dự Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2022 Cụm thi đua các tổ chức xã hội

(Mặt trận) - Chiều ngày 29/7, tại Hà Nội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Lê Tiến Châu chủ trì Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2022 Cụm thi đua các tổ chức xã hội. Hội nghị là dịp đánh giá những ưu điểm, kết quả đã đạt được, những tồn tại, hạn chế, khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Cụm Thi đua các tổ chức xã hội để có giải pháp thực hiện tốt hơn trong sáu tháng cuối năm 2022.

200 căn nhà đại đoàn kết đến với hộ nghèo huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

Gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ: Không bao giờ quên những người làm nên “cột mốc vàng” của lịch sử

Phát biểu của Chủ tịch Đỗ Văn Chiến tại chương trình gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ tại tỉnh Điện Biên

Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam Lê Tiến Châu phát biểu tại Hội nghị 

Đồng chủ trì Hội nghị có ông Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư Trung ương đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.

Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo các tổ chức trong Cụm thi đua: Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam; Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; Hội Người Cao tuổi Việt Nam; Hội Truyền thống Trường Sơn, Đường Hồ Chí Minh Việt Nam; Hội Cựu Thanh niên xung phong Việt Nam; Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam; Hội Người mù Việt Nam; Hội Bảo trợ Người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam; Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam.

Phát huy tinh thần xung kích và vai trò là thành viên MTTQ Việt Nam

Quang cảnh Hội nghị 

Báo cáo sơ kết công tác thi đua 6 tháng đầu năm của Cụm Thi đua các tổ chức xã hội nêu rõ, trong năm 6 tháng đầu năm 2022, công tác thi đua được lãnh đạo các hội thành viên trong Cụm quan tâm chỉ đạo sát thực tế, đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả thi đua, bám sát nhiệm vụ chính trị, tình hình thực tế của tổ chức hội và của địa phương, phấn đấu thực hiện tốt các chương trình, chỉ tiêu thi đua của năm 2022.

Theo đó, các tổ chức xã hội đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân, hội viên thực hiện nghiêm túc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng như Nghị quyết của các Hội; nội dung tuyên truyền có trọng tâm, trọng điểm và áp dụng trên nhiều hình thức khác nhau như: khai thác tốt các hình thức tuyên truyền mới, có sức lan tỏa cao như báo điện tử, facebook, zalo... Điều này phản ánh sự sáng tạo, quyết liệt trong điều hành hoạt động của các Hội để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền.

Phát huy vai trò là thành viên MTTQ Việt Nam, Hội đã vận động cộng đồng chung tay đóng góp, hỗ trợ cho những người có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo, người yếu thế trong xã hội như nạn nhân chất độc da cam, trẻ em mồ côi, người tàn tật, người cao tuổi... Hình thức hỗ trợ rất đa dạng, phù hợp với điều kiện, tính chất từng nhóm đối tượng như: tặng quà, hỗ trợ sinh kế, xây nhà tình nghĩa, tặng sổ tiết kiệm cho người nghèo, xây trường học, nhà bán trú cho học sinh vùng cao, dạy nghề cho người mù, tặng xe lăn, khám chữa bệnh, phát thuốc miễn phí cho người khuyết tật… như: Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam đã lập kỳ tích với tổng giá trị hoạt động của toàn Hội đạt trên 22.637 tỷ đồng, trợ giúp hơn 8,3 triệu người có hoàn cảnh khó khăn; Hội Người Cao tuổi Việt Nam đã tặng quà cho 928.760 người cao tuổi, với tổng số tiền trên 193 tỷ đồng; Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam đã chi chăm sóc nạn nhân hơn 193,3 tỷ đồng; Hội Bảo trợ người khuyết tật, trẻ mồ côi Việt Nam chủ trì, vận động trên 309 tỷ đồng; trợ giúp cho hơn 1 triệu lượt người khuyết tật, trẻ mồ côi và các đối tượng khó khăn, yếu thế; trợ giúp cho trên 86.000 lượt người về y tế với tổng giá trị trên 32,2 tỷ đồng....

Nhân kỷ niệm 75 năm Ngày thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2022), các tổ chức hội trong Cụm thi đua đã trực tiếp và phối hợp tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhằm tri ân các liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, gia đình chính sách, người có công với cách mạng như: Hội Cựu Thanh niên xung phong Việt Nam phối hợp giải quyết cho 536 TNXP được hưởng chế độ, chính sách; 1.029 TNXP được lập hồ sơ đề nghị hưởng chế độ, chính sách; trao tặng 65.939 phần quà trị giá gần 31 tỷ đồng, 16.395 kg gạo, xây mới và sửa chữa 34 căn nhà cho hội viên...; Hội Truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh tổ chức khám bệnh, tư vấn sức khỏe và cấp thuốc miễn phí cho 2.500 hội viên và đối tượng chính sách; vận động tài trợ xây 25 ngôi nhà, tặng 20 sổ tiết kiệm cho hội viên nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn...

Trong công tác giám sát, phản biện xã hội, các Hội đã chủ động, tích cực tiếp cận các địa phương, cộng đồng dân cư để nắm bắt dư luận, tiếp thu, tập hợp những tâm tư, kiến nghị, bức xúc của hội viên; qua đó, phản ánh đến các cơ quan chức năng đề nghị xem xét, giải quyết. Tham gia góp ý, phản biện xã hội đối với các chính sách, dự thảo luật. Ban hành và tổ chức thực hiện nhiều kế hoạch để tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí từ trong nội bộ tổ chức hội và chủ động hiến kế với Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương. Tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng trong tiến hành thanh tra, kiểm tra gắn với lĩnh vực chuyên môn của từng tổ chức xã hội…

Đạt được kết quả trên nhờ đội ngũ cán bộ, hội viên đã chủ động, sáng tạo, nhạy bén, đề cao trách nhiệm, nhất là trong việc ứng phó kịp thời với diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19. Các cấp hội, nhiều cán bộ hội, hội viên, thanh niên… năng nổ, nhiệt tình, trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm, tham mưu đề xuất lãnh đạo hội và cấp ủy, chính quyền tạo điều kiện để hội hoạt động hiệu quả; đồng thời, thực hiện tốt các phong trào do UBTƯ MTTQ Việt Nam phát động.

Tại Hội nghị, đại biểu tham dự đã cùng thảo luận, đánh giá những ưu điểm, kết quả đã đạt được, những tồn tại, hạn chế, khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Cụm Thi đua các tổ chức xã hội để có giải pháp thực hiện tốt hơn trong sáu tháng cuối năm 2022.

Quá trình thực hiện góp ý, giám sát cần đi vào thực chất, khách quan, không né tránh, cả nể

 Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam Lê Tiến Châu chụp ảnh lưu niệm cùng đại biểu tham dự Hội nghị

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam Lê Tiến Châu đánh giá cao những thành tích nổi bật của các tổ chức trong Cụm thi đua 6 tháng vừa qua; đồng thời khẳng định, những kết quả này chính là động lực quan trọng để các tổ chức trong Cụm tiếp tục triển khai hiệu quả các phong trào thi đua, các cuộc vận động do MTTQ Việt Nam phát động trong thời gian tới.

Đồng quan điểm với những nhiệm vụ trọng tâm trong 6 tháng cuối năm mà Cụm thi đua đã đề ra, Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Lê Tiến Châu đề nghị các tổ chức hội tiếp tục bám sát tình hình tực tiễn và các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quan tâm cụ thể hóa và thực hiện thành công các nội dung trong Chương trình phối hợp và thống nhất hành động của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam năm 2022, Chương trình hành động của MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2019-2024, Chương trình hành động của MTTQ Việt Nam thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

“Các nhiệm vụ, định hướng hoạt động trong 6 tháng cuối năm cần được lên kế hoạch, lộ trình thực hiện nhanh chóng. Các chương trình, kế hoạch thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ cần đơn giản, cụ thể, dễ thực hiện, tạo môi trường mở để hội viên, các tổ chức, cá nhân tham gia. Một số kế hoạch lớn như từ thiện nhân đạo, hỗ trợ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn trong Tháng cao điểm vì người nghèo (17/10-18/11/2022) và trong dịp Tết Nguyên đán năm 2023 cần phải lên kế hoạch, chuẩn bị nguồn lực ngay từ bây giờ”, Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Lê Tiến Châu định hướng.

Cũng theo Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Lê Tiến Châu, mỗi thành viên trong Cụm thi đua cần phát huy vai trò tích cực của từng hội viên, coi mỗi cá nhân là một mắt xích quan trọng trong hiện thực hóa mục tiêu, nhiệm vụ của hội. Để làm được điều này, các tổ chức hội cần chủ động nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, động viên, hỗ trợ về tinh thần, vật chất, bồi dưỡng trình độ, kỹ năng để hội viên có thể đảm nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra. Chú ý phát hiện, bồi dưỡng và sử dụng những cán bộ có năng lực làm việc, phẩm chất chính trị, đạo đức tốt để xây dựng làm nòng cốt, xung kích trong thực hiện các phong trào của các hội.

“Các tổ chức xã hội tiếp tục quan tâm nhiều hơn đến việc chuyển đổi số để công tác tuyên truyền, vận động thích ứng kịp thời với cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4. Trong đó, quan tâm xây dựng, hoàn thiện mạng nội bộ trong toàn hội và liên thông với các cơ quan đảng, nhà nước và các hội khác; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thông tin, tuyên truyền để đấu tranh với các thông tin xấu độc, các luận điệu sai trái...”, Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Lê Tiến Châu đề nghị.

Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Lê Tiến Châu 

Nhấn mạnh hoạt động tham gia góp ý xây dựng chính sách, pháp luật, giám sát, phản biện xã hội của các tổ chức hội cần được nâng tầm vị trí; quá trình thực hiện góp ý, giám sát cần đi vào thực chất, khách quan, không né tránh, cả nể, Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Lê Tiến Châu cho rằng, trọng tâm là giám sát đối với các chính sách thuộc lĩnh vực hoạt động và đối với nhóm người thuộc phạm vi bảo trợ, vận động, tập hợp của tổ chức hội.

“Việc tham gia đóng góp ý kiến phản biện đối với các dự án luật, chính sách của Nhà nước với tinh thần trọng thị, nghiêm túc; qua đó, đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét bổ sung, sửa đổi hoặc làm rõ những vấn đề bất hợp lý, đặc biệt là những dự án luật, chính sách liên quan đến lĩnh vực hoạt động của hội”, Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Lê Tiến Châu gợi mở.

Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Lê Tiến Châu kỳ vọng trong thời gian tới, các thành viên trong Cụm Thi đua các tổ chức xã hội tiếp tục phát huy những ưu điểm, thế mạnh, thực hiện quyết liệt để giảm thiểu những hạn chế, bất cập, khó khăn, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra trong năm 2022 và những năm tiếp theo.