Phó Chủ tịch Hoàng Công Thuỷ khảo sát các khu vực sạt lở tại Cần Thơ

(Mặt trận) - Sáng 16/8, ông Hoàng Công Thủy - Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai (gọi tắt là BCĐ) cùng đoàn công tác đã làm việc với Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP Cần Thơ về công tác phòng chống thiên tai năm 2023.

Chủ tịch Đỗ Văn Chiến chủ trì Hội nghị triển khai công tác hỗ trợ đợt 3 đối với các địa phương bị thiệt hại do cơn bão số 3 (yagi) gây ra

Ban Vận động Cứu trợ Trung ương phân bổ đợt 3 số tiền 948 tỷ đồng hỗ trợ các tỉnh khắc phục hậu quả cơn bão số 3 (yagi)

Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam trao quyết định nghỉ hưu cho các Phó Chủ tịch nhiệm kỳ 2019-2024

Phó Chủ tịch Hoàng Công Thuỷ khảo sát các khu vực sạt lở tại Cần Thơ 

Đoàn kiểm tra đã khảo sát khảo sát khu vực sạt lở trên tuyến sông Trà Nóc, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ. Tại khu vực khảo sát, Phó Chủ tịch Hoàng Công Thủy trao đổi với lãnh đạo địa phương về tình hình phòng chống thiên tai và sạt lở của địa phương. Đồng thời, nắm bắt, ghi nhận những khó khăn của địa phương trong công tác phòng chống thiên tai. Đặc biệt là những khó khăn trong công tác phòng chống, ứng phó với sạt lở đang diễn biến hết sức phức tạp.

Báo cáo với đoàn kiểm tra, Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Cần Thơ cho biết, 7 tháng đầu năm 2023, trên địa bàn thành phố xảy ra 34 đợt sạt lở bờ sông, làm bị thương 2 người, làm sạt hoàn toàn 8 căn nhà, sạt một phần và ảnh hưởng nghiêm trọng 19 căn nhà, tổng chiều dài ảnh hưởng do sạt lở là 1.976m. Địa bàn thành phố xảy ra 9 đợt mưa kèm dông lốc làm sập 4 căn nhà; tốc mái, hư hỏng 18 căn nhà.

Phó Chủ tịch Hoàng Công Thuỷ nghe báo cáo của địa phương về tình hình sạt lở 

Thời gian qua, thành phố chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực với phương châm “4 tại chỗ”; nâng cao hiệu quả và hoàn thiện hệ thống thu thập số liệu, hệ thống dự báo, cảnh báo và truyền tin ứng phó thiên tai, khắc phục hậu quả. Đồng thời, từng bước khắc phục những bất cập, hạn chế trong các khâu như: quan trắc, đo đạc, lưu trữ, xử lý số liệu đến xây dựng, hoàn thiện công nghệ dự báo; thực hiện bản tin dự báo khí tượng - thủy văn ngày càng chính xác hơn, góp phần hạn chế những thiệt hại do thiên tai gây ra.

Thành phố tập trung huy động nguồn lực và sử dụng hiệu quả nguồn lực theo phân cấp, đúng thẩm quyền; rà soát, sắp xếp thứ tự ưu tiên, từng bước đầu tư xây dựng, nâng cao khả năng chống chịu thiên tai của hệ thống kết cấu hạ tầng; xây dựng kế hoạch chủ động ứng phó, thích ứng với biến đổi khí hậu, nhất là mưa lớn, ngập nghẹt, hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở.

MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp thành phố tổ chức tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; chủ động tuyên truyền, vận động Nhân dân đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, giúp đỡ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách, hộ nghèo, cận nghèo, các đối tượng yếu thế do ảnh hưởng bởi thiên tai, bão lũ, hỏa hoạn, dịch bệnh để họ sớm ổn định cuộc sống.

Phó Chủ tịch Hoàng Công Thuỷ trao đổi với lãnh đạo địa phương 

Thực hiện Lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, những năm qua, MTTQ Việt Nam thành phố và các tổ chức chính trị - xã hội tích cực triển khai công tác vận động tham gia ủng hộ đồng bào gặp khó khăn do ảnh hưởng của bão lũ, xâm nhập mặn, sạt lở, dịch bệnh. Qua đó, đã thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân, các doanh nghiệp, người hảo tâm tích cực tham gia, đồng tình hưởng ứng, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, ổn định cuộc sống người dân.

Thành phố đã tổ chức thực hiện nhiều giải pháp phòng, chống sạt lở (giải pháp công trình kết hợp giải pháp phi công trình) để hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại về sinh mạng và tài sản của người dân. Tuy nhiên, ngân sách của địa phương còn nhiều khó khăn, hạn hẹp, chưa đủ vốn để đầu tư một số công trình kè chống sạt lở trọng điểm bức xúc. Do đó, địa phương đề nghị BCĐ và các Bộ, Ngành Trung ương xem xét hỗ trợ bố trí vốn đầu tư xây dựng cho thành phố để thực hiện đầu tư xây dựng một số công trình kè chống sạt lở trọng điểm bức xúc. Đề nghị trang bị thêm cho địa phương 2 cano tìm kiếm cứu nạn công suất lớn. Đề nghị tổ chức các lớp tập huấn về công tác cứu hộ, cứu nạn trên sông cho các lực lượng làm công tác cứu hộ cứu nạn của thành phố; nhằm nâng cao năng lực, kỹ năng cho các cán bộ làm công tác cứu hộ, cứu nạn.

Phó Chủ tịch Hoàng Công Thủy cho biết, đoàn công tác ghi nhận những đề nghị của địa phương. Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch Hoàng Công Thủy đề nghị trước mắt, địa phương phải tiếp tục theo dõi sát sao diễn biến của sạt lở. Phải có cảnh báo tại những nơi có nguy cơ sạt lở. Những nơi nguy cơ sạt lở cao, nguy hiểm thì phải kiên quyết di dời người dân với mục tiêu số một là đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người dân. Phải có cơ chế chính sách, có khu tái định cư để di dời và hỗ trợ kế sinh nhai cho người dân.