Phát huy vai trò của Mặt trận trong bảo vệ, tham gia bảo vệ quyền con người, quyền công dân

(Mặt trận) - Ngày 28/2, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam Lê Tiến Châu đã chủ trì Hội nghị trực tuyến nghiệm thu đề tài khoa học cấp Bộ: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc bảo vệ, tham gia bảo vệ quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp năm 2013 - Thực trạng và giải pháp”.

Chủ tịch Đỗ Văn Chiến chủ trì Hội nghị triển khai công tác hỗ trợ đợt 3 đối với các địa phương bị thiệt hại do cơn bão số 3 (yagi) gây ra

Ban Vận động Cứu trợ Trung ương phân bổ đợt 3 số tiền 948 tỷ đồng hỗ trợ các tỉnh khắc phục hậu quả cơn bão số 3 (yagi)

Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam trao quyết định nghỉ hưu cho các Phó Chủ tịch nhiệm kỳ 2019-2024

Quang cảnh Hội nghị 

Báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Ngô Sách Thực, Chủ nhiệm đề tài cho biết, MTTQ Việt Nam bảo vệ, tham gia bảo vệ quyền con người, quyền công dân trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và vị trí của Mặt trận trong hệ thống chính trị. Mặc dù Hiến pháp 2013 không có quy định cụ thể nào quy định về việc MTTQ Việt Nam bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Tuy nhiên, ở góc độ gián tiếp, MTTQ Việt Nam tham gia nhiều hoạt động thiết thực, trực tiếp bảo vệ quyền con người, quyền công dân theo nguyên tắc chung về quyền con người, quyền công dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013 từ Điều 14 đến Điều 18 và điều này được khẳng định trong Khoản 1 của Điều 8 Luật MTTQ Việt Nam.

Trên thực tế thời gian qua, các cấp MTTQ Việt Nam đã làm nhiều việc bảo vệ, tham gia bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Hiến pháp năm 2013 của nước CHXHCN Việt Nam đã khẳng định chức năng, nhiệm vụ của MTTQ Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, MTTQ Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền Nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; Luật MTTQ Việt Nam quy định cụ thể về việc tham gia bảo vệ quyền con người của MTTQ Việt Nam. Vì vậy, MTTQ Việt Nam có chức năng, nhiệm vụ và vai trò to lớn trong việc bảo vệ, tham gia bảo vệ quyền con người, quyền công dân.

Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Ngô Sách Thực trình bày báo cáo tóm tắt đề tài 

Bởi vậy, đề tài nhằm nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý, xác định rõ vị trí, vai trò và cơ sở thực tiễn của MTTQ Việt Nam trong việc bảo vệ, tham gia bảo vệ quyền con người, quyền công dân.

Đề tài cũng tổng hợp, phân tích thực trạng của MTTQ Việt Nam trong thực hiện việc bảo vệ, tham gia bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Khái quát một cách có hệ thống việc tham gia bảo vệ quyền con người, quyền công dân của MTTQ Việt Nam từ khi ban hành Hiến pháp năm 2013, Luật MTTQ Việt Nam năm 2015; đánh giá những thuận lợi, khó khăn, các bài học kinh nghiệm, cũng như những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân trong công tác này thời gian qua.

Cùng với đó, qua kết quả nghiên cứu, đề tài cũng đề xuất các giải pháp thực hiện hiệu quả và phát huy hơn nữa vai trò của MTTQ Việt Nam trong việc bảo vệ, tham gia bảo vệ quyền con người, quyền công dân hiện nay theo Hiến pháp năm 2013, đưa ra được các dự báo, định hướng, những yêu cầu đặt ra cho việc bảo vệ, tham gia bảo vệ quyền con người. Theo đó, giải pháp tập trung vào các nội dung sau: Nhóm giải pháp về nhận thức; Nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao vai trò bảo vệ quyền con người, quyền công dân của MTTQ Việt Nam; Nhóm giải pháp về thực hiện quyền hạn, trách nhiệm của MTTQ Việt Nam để bảo đảm, nâng cao vai trò trong tham gia bảo vệ quyền con người, quyền công dân; Nhóm giải pháp về phối hợp tổ chức thực hiện bảo vệ quyền con người, quyền công dân.

Theo Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực các sản phẩm của đề tài có thể là tài liệu nghiên cứu hữu ích cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu về hoạt động bảo vệ, tham gia bảo vệ quyền con người, quyền công dân của MTTQ Việt Nam; làm tài liệu chuyên khảo trong quá trình bồi dưỡng, tập huấn kiến thức cho đội ngũ cán bộ mặt trận, đoàn thể các cấp. Giúp cho Ban Thường trực, Đoàn chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam có căn cứ khoa học trong việc đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền tiếp tục thể chế Hiến pháp năm 2013; thể chế dân chủ trực tiếp và phát huy dân chủ đại diện thông qua các tổ chức đại diện của nhân dân; đề xuất các cơ chế, chính sách nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân…

Tại Hội nghị, thành viên Hội đồng nghiệm thu đều đánh giá cao nội dung nghiên cứu của đề tài; đồng thời khẳng định, nhóm tác giả đề tài đã xây dựng được các quan điểm và đề xuất các nhóm giải pháp khả thi nhằm góp phần nâng cao vai trò của MTTQ Việt Nam trong việc bảo vệ, tham gia bảo vệ quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp năm 2013.

Các thành viên Hội đồng nghiệm thu cũng đánh giá cao giải pháp về hoàn thiện thể chế, chính sách, trong đó đề xuất sửa đổi và ban hành mới một số luật mà nếu được chấp nhận thì không chỉ giúp cho hoạt động bảo vệ quyền con người, quyền công dân của Mặt trận được thực hiện thuận lợi mà còn cho cả hoạt động chung của MTTQ Việt Nam có những bước phát triển mới.

Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam Lê Tiến Châu phát biểu kết luận Hội nghị

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Lê Tiến Châu ghi nhận và đánh giá cao đề tài khi đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn, đánh giá một cách toàn diện thực trạng thực hiện vai trò của MTTQ Việt Nam trong việc bảo vệ và tham gia bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong thời gian qua; đồng thời kiến nghị các giải pháp nhằm phát huy hơn nữa vai trò của MTTQ Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013.

Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Lê Tiến Châu  khẳng định, việc nghiệm thu đề tài sẽ là cơ sở khoa học và lý luận thực tiễn nhằm đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao vai trò của MTTQ Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân.