Nhận diện, hiểu rõ hơn về hiện tượng tôn giáo mới

(Mặt trận) - Ngày 15/6, tại Hà Nội, UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức Hội thảo hiện tượng tôn giáo mới hiện nay, thực trạng và giải pháp. Hội thảo nhằm tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong công tác tôn giáo. Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Ngô Sách Thực; GS.TS Đỗ Quang Hưng, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Tôn giáo, UBTƯ MTTQ Việt Nam chủ trì Hội thảo.

Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến chúc mừng Giáng sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh

Chủ tịch Đỗ Văn Chiến thông báo dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi

Chủ tịch Đỗ Văn Chiến thăm, chúc mừng Bộ Quốc phòng nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Quang cảnh Hội thảo

Tham dự Hội thảo có ông Nguyễn Ánh Chức, Phó Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ; đại diện lãnh đạo Viện nghiên cứu chính sách, Ban Tôn giáo Chính phủ; Viện nghiên cứu tôn giáo và tín ngưỡng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Viện nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; Hội đồng tư vấn Tôn giáo UBTƯ MTTQ Việt Nam; các chuyên gia, nhà khoa học.

Tại Hội thảo, với hơn 10 tham luận, ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học đã tập trung làm sáng rõ hơn những vấn đề cơ bản về nhận thức thế nào là hiện tượng tôn giáo mới". Các ý kiến khẳng định tính khách quan của sự xuất hiện các hiện tượng tôn giáo mới trên thế giới và Việt Nam; đồng thời nhận diện những vấn đề đang đặt ra cho công tác nghiên cứu và quản lý với hiện tượng tôn giáo mới để có thể vừa đảm bảo tự do tôn giáo, tín ngưỡng, vừa bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống, ổn định an ninh, trật tự xã hội và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc; đồng thời đề xuất, kiến nghị về chủ trương chính sách và nội dung công tác đối với từng loại "hiện tượng tôn giáo mới".

Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Ngô Sách Thực phát biểu tại Hội thảo

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Ngô Sách Thực khẳng định, việc tổ chức Hội thảo “Hiện tượng tôn giáo mới hiện nay, thực trạng và giải pháp” nhằm tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong công tác tôn giáo theo tinh thần Kết luận số 02/KL-ĐCT của Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam về đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ Việt Nam trong công tác tôn giáo và thực hiện Đề án "Tăng cường vận động, đoàn kết các tôn giáo ở nước ta hiện nay” góp phần giải quyết những vấn đề đặt ra về tín ngưỡng, tôn giáo đối với việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực nêu rõ, là một quốc gia có sự đa dạng tôn giáo ở hàng đầu trên thế giới, đặc biệt là dưới tác động của chính sách đổi mới kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế từ năm 1986 và chính sách tự do tôn giáo từ năm 1990 trở đi, Việt Nam trong gần 30 năm qua cũng đã xuất hiện rất nhiều hiện tượng tôn giáo mới với nhiều biểu hiện, tính chất khác nhau.

Gần đây, các hiện tượng tôn giáo mới vẫn tiếp tục xuất hiện và có nhiều ảnh hưởng đối với đời sống chính trị xã hội ở Việt Nam. Nhiều nơi, sinh hoạt của các “hiện tượng tôn giáo mới” đã gây ra những xung đột đối với văn hóa truyền thống, gây bức xúc dư luận, tạo điểm nóng, gây bất ổn về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở một số địa phương, gây nhiều bức xúc trong dư luận và chính quyền các cấp đang gặp nhiều lúng túng trong xử lý.

“Sự xuất hiện của các hiện tượng tôn giáo nói trên đã và đang đặt ra một nhu cầu bức thiết đối với các nhà nghiên cứu và quản lý cần có lời giải đáp trong việc nhận thức thế nào về “hiện tượng tôn giáo mới”. Trên cơ sở đó có nhận thức đúng, thái độ đúng đắn, khách quan đưa ra các chủ trương, biện pháp ứng xử phù hợp.” Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực nêu rõ và khẳng định qua hội thảo chuyên đề này, sẽ giúp Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam, cán bộ MTTQ, chính quyền, các đoàn thể nhận diện, hiểu rõ hơn về “hiện tượng tôn giáo mới” ở Việt Nam để có các giải pháp công tác phù hợp; đồng thời đề xuất một số giải pháp trong việc tiếp tục nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách, cũng như sự đổi mới cần thiết trong công tác quản lý, vận động, đoàn kết và ứng xử xã hội với hiện tượng tôn giáo này.