Nắm vững nội dung cơ bản về đại đoàn kết dân tộc và MTTQ Việt Nam

(Mặt trận) - Ngày 14/10, tại Hà Nội, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam đã tổ chức Hội nghị trực tuyến giới thiệu những nội dung cơ bản về đại đoàn kết toàn dân tộc, nội dung chương trình hành động của MTTQ Việt Nam đối với các vị Ủy viên UBTƯ MTTQ Việt Nam khóa IX. Tham dự có ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam.

200 căn nhà đại đoàn kết đến với hộ nghèo huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

Gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ: Không bao giờ quên những người làm nên “cột mốc vàng” của lịch sử

Phát biểu của Chủ tịch Đỗ Văn Chiến tại chương trình gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ tại tỉnh Điện Biên

Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng phát biểu tại Hội nghị

Xây dựng đội ngũ cán bộ Mặt trận có kiến thức và năng lực công tác trong tình hình mới

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng khẳng định, đại đoàn kết toàn dân tộc là tư tưởng cơ bản, nhất quán và xuyên suốt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo Người, đoàn kết là lực lượng vô địch để khắc phục mọi khó khăn, giành lấy thắng lợi. Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta xác định vấn đề đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, phải được quán triệt trong các lĩnh vực, từ đường lối, chủ trương, chính sách đến thực tiễn.

Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng nhấn mạnh, qua các thời kỳ cách mạng, Đảng ta đã tập hợp, đoàn kết và phát huy sức mạnh tổng hợp toàn dân tộc làm nên những thắng lợi vĩ đại trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như trong xây dựng, đổi mới, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế. Trong công cuộc đổi mới đất nước, đường lối, chủ trương của Ðảng, Nhà nước về đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng được hoàn thiện và thể chế hóa bằng các chính sách, pháp luật.

“Dẫn chứng là Nghị quyết 07-NQ/TW, ngày 17/11/1993 của Bộ Chính trị (khóa VII) về đại đoàn kết dân tộc và tăng cường Mặt trận Dân tộc thống nhất, Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc vì “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" đã nêu mục tiêu đổi mới nội dung và phương thức và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.”, Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng thông tin.

Quang cảnh Hội nghị

Theo Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng, các tầng lớp nhân dân đã nỗ lực chung sức, chung lòng cùng Ðảng, Nhà nước vượt qua khó khăn, thử thách, giữ vững sự ổn định chính trị, phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và tiếp tục nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Cùng với đó, thực hiện Kết luận số 02 của Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam ngày 14/1/2022 về tăng cường công tác bồi dưỡng để xây dựng đội ngũ cán bộ MTTQ Việt Nam các cấp đáp ứng yêu cầu tình hình mới, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tiếp kết hợp với trực tuyến giới thiệu những nội dung cơ bản về đại đoàn kết toàn dân tộc, về MTTQ Việt Nam, nhằm cung cấp nội dung và thông tin mới về đại đoàn kết dân tộc trong tình hình mới tới các vị Ủy viên UBTƯ MTTQ Việt Nam khóa IX (tham gia công tác Mặt trận không chuyên trách) về quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đại đoàn kết toàn dân tộc; về vị trí, vai trò, quyền, trách nhiệm, tổ chức bộ máy; nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Nhấn mạnh giai đoạn 2021- 2030 là 10 năm đầu thực hiện khát vọng phát triển đất nước đã được Đại hội lần thứ XIII của Đảng đề ra, Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng cho rằng, việc thực hành và phát huy rộng rãi dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ và vai trò chủ thể của nhân dân; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; củng cố, nâng cao niềm tin của nhân dân, tăng cường đồng thuận xã hội, MTTQ Việt Nam có vai trò ngày càng quan trọng và nặng nề, đó là: “Tăng cường vai trò nòng cốt chính trị, trách nhiệm của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tập hợp, vận động nhân dân đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, đẩy mạnh cuộc vận động: Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, thực hành dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội.

“Để hoàn thành tốt sứ mệnh của mình, MTTQ Việt Nam phải không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đặc biệt là xây dựng được đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng, có kiến thức và năng lực công tác trong tình hình mới hiện nay”, Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng gợi mở.

Những nội dung cơ bản về đại đoàn kết toàn dân tộc, về MTTQ Việt Nam

PGS.TS Lê Bá Trình, Ủy viên Đoàn Chủ tịch, nguyên Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam trình bày những nội dung cơ bản về đại đoàn kết toàn dân tộc, về MTTQ Việt Nam 

Tại Hội nghị, đại biểu tham dự Hội nghị đã được nghe PGS.TS Lê Bá Trình, Ủy viên Đoàn Chủ tịch, nguyên Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam trình bày những nội dung cơ bản về đại đoàn kết toàn dân tộc, về MTTQ Việt Nam.

Nhắc tới quan điểm, chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về đại đoàn kết toàn dân tộc, PGS.TS Lê Bá Trình cho biết, Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh nhiệm vụ phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân; tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội.

Nhà nước đã thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc bằng những quy định trong các văn bản Hiến pháp từ năm 1946 đến 2013; và trong các chính sách đối với các thành phần trong xã hội: Luật Thanh niên, Luật Công đoàn, Luật Người cao tuổi…. ; chính sách của Nhà nước đối với người nghèo; Luật Người khuyết tật; Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS; Luật Chăm sóc và bảo vệ trẻ em; Luật Trẻ em năm; Luật Thanh niên,… văn bản pháp luật liên quan đến quyền và trách nhiệm của phụ nữ. Luật bình đẳng giới; Luật Hôn nhân và gia đình; Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, Luật Cư trú, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình…

Đại biểu tham dự tại các điểm cầu

Về vai trò, vị trí của MTTQ Việt Nam, PGS.TS Lê Bá Trình cho biết, MTTQ Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. MTTQ Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 

MTTQ Việt Nam là hình ảnh tiêu biểu của khối đại đoàn kết toàn dân tộc xuyên suốt các thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước trước đây cũng như  sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Mặt trận đại diện quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; thực hiện giám sát và phản biện xã hội để vừa bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, vừa xây dựng tổ chức Đảng và bộ máy chính quyền các cấp thực sự trong sạch, vững mạnh, của dân, do dân và vì dân.

Theo PGS.TS Lê Bá Trình, ở mỗi thời kỳ, giai đoạn, MTTQ Việt Nam xác định nội dung hoạt động tương ứng để tập hợp, đoàn kết toàn dân phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đại hội IX MTTQ Việt Nam, nhiệm kỳ 2019-2024 đã đề ra 5 Chương trình hành động, là 5 nhóm nội dung hoạt động gồm: Tuyên truyền, vận động, tập hợp các tầng lớp nhân dân; củng cố, tăng cường, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; Vận động nhân dân thi đua lao động sáng tạo, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh của đất nước; Thực hiện dân chủ, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; giám sát và phản biện xã hội, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh; Tăng cường đoàn kết quốc tế, mở rộng hoạt động đối ngoại nhân dân; Tăng cường củng cố tổ chức, đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao hiệu quả hoạt động của MTTQ Việt Nam, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Phương thức hoạt động của MTTQ Việt Nam gồm: Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền trong nhân dân và toàn xã hội, chuyển tải chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, Chương trình hành động của MTTQ Việt Nam đến nhân dân và tiếp nhận, tập hợp ý kiến, nguyện vọng của nhân dân; Tổ chức công tác vân động, phát động và tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, công tác đối ngoại và xây dựng hệ thống chính trị để nhân dân tích cực hưởng ứng, thực hiện; Tổ chức công tác giám sát và phản biện xã hội đối với chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tổ chức Đảng, hoạt động của bộ máy, cán bộ, đảng viên… theo quy định của pháp luật; Phối hợp với Nhà nước trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, vận động nhân dân tích cực thực hiện các giải pháp quản lý, điều hành xã hội của Nhà nước và chương trình hành động của  MTTQ Việt Nam; Phối hợp, thống nhất hành động giữa các thành viên trong Uỷ ban MTTQ Việt Nam các cấp; Thông qua vai trò của cá nhân tiêu biểu, phát huy tính đại diện, tính tiêu biểu và tính thiết thực của các thành viên trong  Uỷ ban MTTQ Việt Nam các cấp; Kết hợp nhuần nhuyễn giữa thực hiện trách nhiệm, năng lực, hiệu quả công tác của cán bộ Mặt trận chuyên trách với phát huy vai trò, trách nhiệm của cán bộ Mặt trận không chuyên trách, lực lượng cộng tác viên, tổ chức tư vấn của Uỷ ban MTTQ Việt Nam các cấp; Đưa công tác Mặt trận về cơ sở, đến địa bàn dân cư và hộ gia đình, phát huy tính tự quản của cơ sở.

Đánh giá cao sự tham dự của các đại biểu tham dự tại các điểm cầu trực tuyến trên cả nước, Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng khẳng định, những nội dung cơ bản về đại đoàn kết toàn dân tộc, về MTTQ Việt Nam đã được trình bày, luận giải chi tiết, cụ thể tại Hội nghị; đồng thời mong muốn, với những kiến thức được tiếp thu thông qua phân tích, luận giải của báo cáo viên tâm huyết, giàu kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc về công tác Mặt trận, các vị Ủy viên UBTƯ MTTQ Việt Nam sẽ nâng cao nhận thức và tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu để có nhiều giải pháp hữu hiệu góp phần đổi mới phương thức hoạt động, tổ chức bộ máy cũng như nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của MTTQ Việt Nam các cấp.