Khẳng định vai trò xuyên suốt của MTTQ Việt Nam trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở

(Mặt trận) - Ngày 26/11, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Ngô Sách Thực chủ trì Hội nghị góp ý dự thảo Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở. Tham dự Hội nghị có các đại biểu là thành viên Hội đồng tư vấn Dân chủ - Pháp luật Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và các cơ quan liên quan.

Chủ tịch Đỗ Văn Chiến chủ trì Hội nghị triển khai công tác hỗ trợ đợt 3 đối với các địa phương bị thiệt hại do cơn bão số 3 (yagi) gây ra

Ban Vận động Cứu trợ Trung ương phân bổ đợt 3 số tiền 948 tỷ đồng hỗ trợ các tỉnh khắc phục hậu quả cơn bão số 3 (yagi)

Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam trao quyết định nghỉ hưu cho các Phó Chủ tịch nhiệm kỳ 2019-2024

Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực phát biểu tại Hội nghị

Qua hơn 20 năm triển khai thực hiện chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về thực hiện dân chủ ở cơ sở (1998 -2021) đã đem lại nhiều thay đổi quan trọng và tích cực trong đời sống chính trị -xã hội ở nước ta, nhất là cấp cơ sở, tạo bầu không khí dân chủ, cởi mở hơn trong xã hội, thực hiện tốt hơn quyền làm chủ của nhân dân vào Đảng, Nhà nước, từ đó tạo thêm động lực thúc đẩy việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng trên phạm vi cả nước.

Việc thực hiện dân chủ trong nội bộ cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập đã làm chuyển biến một bước về ý thức, đạo đức, phong cách làm việc của cán bộ, công chức, viên chức, người có chức vụ, quyền hạn theo hướng gần dân, tôn trọng dân và có trách nhiệm với dân hơn.

Tuy nhiên, qua thực tiễn triển khai trong thời gian qua và yêu cầu của tình hình, nhiệm vụ mới cho thấy các quy định về dân chủ ở cơ sở đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập cần nghiên cứu xây dựng và ban hành Luật. Trong đó, có những bất cập từ thực hiện quy định tại Pháp lệnh số 34; những bất cập từ thực hiện quy định tại Nghị định số 04 và Nghị định số 145 chưa đáp ứng yêu cầu về đảm bảo thực hiện các quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân theo chủ trương của Đảng và quy định của Hiến pháp năm 2013; chưa đồng bộ, thống nhất với một số quy định tại Luật như: Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018, Luật Trưng cầu dân ý năm 2015, Luật Tiếp cận thông tin năm 2016… các  Luật này ban hành gần đây đã thể hiện tinh thần dân chủ hóa, công khai hóa hoạt động của chính quyền các cấp từ Trung ương đến cơ sở mạnh mẽ hơn so với nội dung quy định tại Pháp lệnh số 34, Nghị định số 04 và Nghị định số 145. Do đó, việc quy định các quyền dân chủ dưới hình thức Pháp lệnh, Nghị định trở nên không còn phù hợp với tinh thần của Hiến pháp 2013, chủ trương của Đảng tại Đại hội XII và chưa đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.

Góp ý vào dự thảo Luật, các đại biểu cho rằng, Hiến pháp năm 2013 được Quốc hội khóa XIII thông qua đã có những bước phát triển mới về thực hiện dân chủ. Hiến pháp năm 2013 nhấn mạnh tư tưởng chủ quyền nhân dân, bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Do đó, dự thảo Luật cần thể hiện rõ các quy định bảo đảm thực hiện dân chủ một cách thực chất ở để phát huy sức mạnh tổng thể của hệ thống chính trị nói chung; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nói riêng với tư cách là trung tâm của khối đại đoàn kết, nhất là đối với các địa phương không tổ chức Hội đồng nhân dân phường, theo tinh thần đại hội XIII của Đảng "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội là nòng cốt để Nhân dân làm chủ".

Cùng với đó, đại biểu tham dự cũng cho rằng, dự thảo cần thể hiện được tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là quan điểm chỉ đạo của Đảng mà Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định: “Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”,“Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, từ nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu”.

Tiếp thu các ý kiến phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực cho biết, Ban soạn thảo đã có nhiều cố gắng, đưa ra dự thảo Luật khả thi, chất lượng, có nhiều điểm mới để người dân được hưởng thành quả trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên, trong dự thảo luật lần này cần quy định cụ thể, rõ ràng trách nhiệm của từng chủ thể trong việc tổ chức và bảo đảm việc thực hiện dân chủ ở cơ sở nhằm đảm bảo tính hiệu lực, khả thi của dự án Luật, tạo thuận lợi cho hoạt động giám sát quá trình thi hành Luật, khắc phục dân chủ hình thức trong tổ chức thực hiện.