(Mặt trận) - Ngày 18/7, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh dẫn đầu đoàn công tác UBTƯ MTTQ Việt Nam tiếp tục có buổi làm việc với UBMTTQ Việt Nam tỉnh Sóc Trăng về công tác khảo sát xây dựng văn kiện và nghiên cứu sửa đổi điều lệ MTTQ Việt Nam trình Đại hội MTTQ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 – 2029.
|
Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh phát biểu tại buổi làm việc |
Báo cáo với đoàn, ông Đỗ Tấn Hậu, Phó Chủ tịch thường trực UBMTTQ Việt Nam tỉnh Sóc Trăng cho biết: Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2019-2024, hệ thống MTTQ Việt Nam các cấp tỉnh Sóc Trăng không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, tập trung hướng mạnh về cơ sở. Công tác phối hợp hoạt động với HĐND, UBND và các tổ chức thành viên ngày càng chặt chẽ, đi vào nề nếp.
Công tác giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền có nhiều chuyển biến tích cực. Các phong trào, các cuộc vận động của Mặt trận và các tổ chức thành viên ngày càng đi vào chiều sâu, có sức lan tỏa mạnh mẽ, khơi dậy truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, phát huy tính năng động, sáng tạo của Nhân dân cùng tham gia phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội, xây dựng nông thôn mới, đô thi văn minh, đóng góp tích cực vào việc thực hiện các phong trào toàn dân trong công tác đảm bảo an toàn giao thông, giữ gìn an ninh trật tự, phòng chống tội phạm, bảo vệ môi trường, giảm nghèo bền vững...
Trong giai đoạn 2019-2022, MTTQ các cấp đã vận động Quỹ Vì người nghèo được 301,2 tỷ đồng. Từ nguồn Quỹ vận động được, MTTQ các cấp đã triển khai xây dựng nhà ở cho hộ nghèo khó khăn về nhà ở, giai đoạn 2021-2022 với tổng số là 3.496/3.240 căn, số tiền trên 174 tỷ đồng, vượt 108% chỉ tiêu kế hoạch.
Công tác xoá đói, giảm nghèo trong đồng bào dân tộc được quan tâm thực hiện; tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo của tỉnh giảm qua từng năm (tính đến cuối năm 2022, toàn tỉnh hiện có 15.139 hộ nghèo, tỷ lệ 4,54% và 26.242 hộ, tỷ lệ 7,87%).
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trong 5 năm qua các ngành, các cấp phát động phong trào thi đua “Sóc Trăng chung sức xây dựng nông thôn mới”, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh đã phối hợp tổ chức vận động xây dựng 157 cây cầu nông thôn (trị giá trên 53,3 tỷ đồng); vận động Nhân dân tham gia hiến trên 71.130m2 đất để xây dựng, sửa chữa trường học, lộ, cầu giao thông nông thôn, đóng góp 175.909 ngày công lao động để nạo vét kênh thuỷ lợi, phát quang lộ giao thông, trồng cây xanh, xây dựng nhà ở, chỉnh trang đô thị,… với tổng kinh phí thực hiện trên 127,9 tỷ đồng để phục vụ xây dựng nông thôn mới. Tính đến nay, toàn tỉnh có 03/10 huyện, thị xã đạt chuẩn nông thôn mới/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; 64/80 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 15 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao…
Đề xuất với đoàn công tác trong việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ MTTQ Việt Nam, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Sóc Trăng cho rằng để tiếp tục nâng cao vai trò hoạt động giám sát của Mặt trận đề nghị Mặt trận Trung ương cần có ý kiến với các Bộ, ngành chức năng quy định trong hồ sơ quyết toán các công trình đầu tư công phải có báo cáo đánh giá của Ban giám sát đầu tư cộng đồng.
Trong Điều 25, mục 2 của Điều lệ có quy định “Số lượng Phó Chủ tịch và Ủy viên Thường trực theo hướng dẫn của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”. Đề nghị Trung ương xem xét, qui định số lượng cấp phó (cấp huyện) là 2 Phó Chủ tịch để đảm bảo thực hiện được các nhiệm vụ công tác Mặt trận, đặc biệt là công tác giám sát và phản biện xã hội.
Ngoài ra Mặt trận Sóc Trăng còn đề nghị trong qui định và bố trí kinh phí cho công tác thi đua, khen thưởng của MTTQ các cấp bổ sung thêm kinh phí tặng thưởng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc” để động viên các cá nhân đã có nhiều cống hiến, đóng góp cho hoạt động của Mặt trận.
Một số đơn vị Mặt trận cơ sở của Sóc Trăng cũng đề xuất cần bổ sung thêm nhân sự cho các cấp cơ sở nhất là cấp phường, xã thị trấn cần có chức danh chuyên trách đối với phó Chủ tịch MTTQ cấp xã, phường, thị trấn.
Trong Điều 25, mục 2 của Điều lệ có quy định “Số lượng Phó Chủ tịch và Ủy viên Thường trực theo hướng dẫn của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”. Đề nghị Trung ương xem xét, qui định số lượng cấp phó (cấp huyện) là 2 Phó Chủ tịch để đảm bảo thực hiện được các nhiệm vụ công tác Mặt trận, đặc biệt là công tác giám sát và phản biện xã hội.
Ngoài ra Mặt trận Sóc Trăng còn đề nghị trong qui định và bố trí kinh phí cho công tác thi đua, khen thưởng của MTTQ các cấp bổ sung thêm kinh phí tặng thưởng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc” để động viên các cá nhân đã có nhiều cống hiến, đóng góp cho hoạt động của Mặt trận.
Một số đơn vị Mặt trận cơ sở của Sóc Trăng cũng đề xuất cần bổ sung thêm nhân sự cho các cấp cơ sở nhất là cấp phường, xã thị trấn cần có chức danh chuyên trách đối với phó Chủ tịch MTTQ cấp xã, phường, thị trấn.
|
Quang cảnh buổi làm việc |
Đánh giá cao hoạt động và những kết quả đạt được của hệ thống Mặt trận các cấp trong tỉnh thời gian qua, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Sóc Trăng Hồ Thị Cẩm Đào đề nghị thời gian tới cần tiếp tục chủ động nắm tình hình tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để tham mưu các cấp uỷ và phối hợp với các cấp chính quyền trong việc cung cấp thông tin chính thống, định hướng dư luận xã hội; nâng cao năng lực quản lý, điều hành hoạt động của các trang điện tử, fanpage do MTTQ các cấp quản lý.
Mặt trận Tổ quốc các cấp và các tổ chức thành viên tập trung vận động, chăm lo cho hộ nghèo, cận nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn...Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát, phản biện xã hội. Tập trung nâng cao chất lượng các cuộc vận động, các phong trào thi đua do MTTQ phát động. Đồng thời, quan tâm chỉ đạo tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư sinh động, thiết thực, hiệu quả. Chú trọng công tác kiện toàn, củng cố tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ Mặt trận có bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng, tâm huyết, năng lực chuyên môn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; phát huy vai trò các Ủy viên Ủy ban Mặt trận các cấp, các Hội đồng tư vấn, các chuyên gia trong công tác Mặt trận.
|
Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh trao đổi với đại biểu tại buổi làm việc |
Ghi nhận các ý kiến đóng góp của các địa phương, hệ thống Mặt trận tỉnh Sóc Trăng, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh cho biết: Công tác khảo sát ngoài việc xây dựng văn kiện phục vụ Đại hội MTTQ lần thứ X công tác nghiên cứu sửa đổi điều lệ MTTQ Việt Nam, còn có ý nghĩa nữa đó là cuộc trao đổi thông tin chia sẻ những nội dung để Mặt trận các cấp quan tâm…Ngoài ra những kiến nghị đề xuất Mặt trận các cấp về chính sách, cơ chế, các điều kiện đảm bảo cho Mặt trận các cấp thực hiện nhiệm vụ, chức năng của mình cũng đã được chia sẻ tại buổi làm việc này. Những kiến nghị, đề xuất Mặt trận các cấp cũng như những ý kiến của đoàn công tác đã được lãnh đạo Tỉnh ủy ghi nhận nghiên cứu ban hành các chính sách phù hợp với thẩm quuyền cấp tỉnh để Mặt trận các cấp tỉnh hoạt động có hiệu quả.
Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh cho biết: Đoàn đã ghi nhận 12 ý kiến tại buổi làm việc, các ý kiến tập trung đánh giá kết quả nhiệm kỳ cũng như đề xuất phương hướng giải pháp cho nhiệm kỳ sau và những đề xuất chính sách, điều chỉnh điều lệ Mặt trận đã làm sâu sắc báo cáo của mặt trận tỉnh, đặc biệt giúp cho đoàn ghi nhận các ý kiến để trình lên trên.
Về phương hướng tới, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh đề nghị tiếp tục định hướng rõ ràng trên cơ sở bám sát nhiệm vụ chính trị tại địa phương, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, bám sát nhu cầu thực tế, chính đáng của nhân dân để xác định mục tiêu, phương hướng nhiệm vụ trọng tâm của Mặt trận. Từng năm một có chủ đề, giải pháp tập trung hiệu quả, giải quyết kịp thời những đề xuất, kiến nghị chính đáng của nhân dân, kiến nghị kịp thời với Đảng, Nhà nước giải quyết thỏa đáng nguyện vọng chính đáng của nhân dân.
Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh cho biết thêm: Tiếp tục nghiên cứu Nghị quyết của Đại hội 13 của Đảng, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng để chúng ta áp dụng vào thực hiện nhiệm vụ công tác Mặt trận cho trúng, cho đúng.
“Thời gian tới, tiếp tục làm tốt công tác chuẩn bị cho Đại hội Mặt trận các cấp theo hướng dẫn của Mặt trận Trung ương về thời gian, công tác tham mưu, về tổ chức lấy ý kiến các tầng lớp nhân dân, dự thảo báo cáo chính trị của Đại hội MTTQ Việt Nam”, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh nhấn mạnh.
Dịp này Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh cũng đề nghị lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND quan tâm trên tinh thần Chỉ thị 22 của Ban Bí thư để Đại hội MTTQ Việt Nam thực sự là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong quần chúng nhân dân, phát huy hơn nữa vai trò mặt trận, là cầu nối quan trọng giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân.
Trung Kiên