Đoàn khảo sát của Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam do Chủ tịch Đỗ Văn Chiến làm Trưởng đoàn làm việc với Thành phố Hải Phòng

(Mặt trận) - Ngày 2/8, Đoàn khảo sát xây dựng văn kiện và sửa đổi Điều lệ trình Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024-2029 của Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam do ông Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng Đoàn, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam làm trưởng đoàn đã làm việc với thành phố Hải Phòng.

Chủ tịch Đỗ Văn Chiến chủ trì Hội nghị triển khai công tác hỗ trợ đợt 3 đối với các địa phương bị thiệt hại do cơn bão số 3 (yagi) gây ra

Ban Vận động Cứu trợ Trung ương phân bổ đợt 3 số tiền 948 tỷ đồng hỗ trợ các tỉnh khắc phục hậu quả cơn bão số 3 (yagi)

Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam trao quyết định nghỉ hưu cho các Phó Chủ tịch nhiệm kỳ 2019-2024

 Ông Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát biểu tại cuộc làm việc

Cùng tham dự có ông Lê Tiến Châu, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành uỷ Hải Phòng; bà Trương Thị Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam cùng lãnh đạo Thành uỷ, HĐND, UBND thành phố Hải Phòng và thành viên đoàn công tác UBTƯ MTTQ Việt Nam.

Phát biểu khai mạc cuộc làm việc, Chủ tịch Đỗ Văn Chiến nêu rõ, năm 2024, MTTQ Việt Nam các cấp sẽ tiến hành Đại hội nhiệm kỳ 2024-2029 để tiến tới Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024-2029 vào tháng 10/2024. Trên cơ sở Chỉ thị 22 của Ban Bí thư, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam đã ban hành các văn bản hướng dẫn nhằm đảm bảo việc triển khai Đại hội MTTQ Việt Nam các cấp.

Cùng với đó, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam thống nhất thành lập 5 đoàn để khảo sát đánh giá ở các tỉnh, thành phố, vùng miền có tính đại diện trong đó có thành phố Hải Phòng – một trong những địa phương triển khai tốt công tác Mặt trận trong nhiệm kỳ 2019-2024.

Chủ tịch Đỗ Văn Chiến khẳng định, hoạt động khảo sát nhằm nắm bắt kết quả triển khai thực hiện công tác Mặt trận nhiệm kỳ qua, trọng tâm là 5 chương trình phối hợp, thống nhất hành động cùng những cách làm hay sáng tạo của mỗi địa phương; đồng thời sẽ lắng nghe những khó khăn, vướng mắc, hạn chế phát sinh trong quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội IX MTTQ Việt Nam.

Một vấn đề quan trọng khác theo Chủ tịch Đỗ Văn Chiến, để chuẩn bị cho Đại hội nhiệm kỳ tới, căn cứ vào Chỉ thị 22 của Ban Bí thư và hướng dẫn của Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam, Đoàn khảo sát sẽ ghi nhận những khó khăn, thuận lợi trong bước đầu thực hiện và những kiến nghị để sửa đổi bổ sung Điều lệ MTTQ Việt Nam, những kiến nghị với Đảng, Nhà nước để ban hành những chủ trương chính sách pháp luật để thực hiện tốt nhiệm vụ của MTTQ Việt Nam là đại diện cho nhân dân, là nòng cốt để phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong thời gian tới.

Hoạt động giám sát, phản biện xã hội thiết thực, hiệu quả cao hơn

 Quang cảnh cuộc làm việc

Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2019-2024 của Uỷ ban MTTQ Việt Nam thành phố Hải Phòng, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam thành phố Hải Phòng Cao Xuân Liên nêu rõ, nhiệm kỳ qua, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp, đoàn kết các tầng lớp nhân dân, thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các phong trào, cuộc vận động do Mặt trận phát động, qua đó củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, sự đồng thuận cao trong xã hội, góp phần to lớn thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của thành phố.

Theo đó, MTTQ các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội đã đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, nội dung tuyên truyền với những thông điệp ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ; phát huy được cao độ vai trò chủ đạo, nòng cốt của các tổ chức thành viên trong công tác vận động Nhân dân với 19.168 cuộc tuyên truyền đến gần 2.017.985 lượt cán bộ, đoàn viên, hội viên và Nhân dân, tạo sự đồng thuận trong giải phóng mặt bằng; làm tốt công tác nắm bắt tình hình dư luận xã hội, tham gia với cấp ủy, chính quyền giải quyết, không để xảy ra vụ việc phức tạp, bất ngờ.

Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam thành phố Hải Phòng Cao Xuân Liên trình bày báo cáo tại cuộc làm việc 

Việc triển khai các phong trào thi đua, các cuộc vận động đã được MTTQ Việt Nam các cấp trong thành phố vận động linh hoạt, kịp thời, quyết liệt và xây dựng được nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo trong suốt nhiệm kỳ.

Trong công tác giảm nghèo, đến cuối năm 2020, MTTQ và các tổ chức thành viên các cấp đã huy động nguồn lực tổ chức nhiều chương trình, hoạt động hỗ trợ, chăm lo cho đoàn viên, hội viên, hộ nghèo, góp phần quan trọng hoàn thành mục tiêu xóa 8.223 hộ nghèo (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020). Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, MTTQ, các tổ chức thành viên các cấp hỗ trợ xây, sửa 2.451 Nhà Đại đoàn kết, nhà tình nghĩa, mái ấm công đoàn, … với tổng kinh phí 113,1 tỷ đồng; trao tặng 691.990 suất quà trị giá trên 219 tỷ đồng; … Đến cuối năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4.961 hộ (tương ứng 0,78%), 10.783 hộ cận nghèo (tương ứng 1,7%).

Qua triển khai các phong trào thi đua, các cuộc vận động, MTTQ và tổ chức thành viên đã xây dựng được nhiều mô hình hiệu quả thiết thực tại cộng đồng dân cư, huy động được cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân tham gia như: Mô hình “Chính quyền thân thiện với cộng đồng dân cư, được lòng dân, công khai minh bạch” tổ chức làm điểm tại xã Xuân Đám, huyện Cát Hải đến nay đã nhân rộng 12 xã ở Cát Hải; Mô hình “Tự quản bảo vệ môi trường ở khu dân cư” tổ chức làm điểm tại thôn Đốc Hậu, xã Toàn Thắng, huyện Tiên Lãng, đến nay đã nhân rộng đến nhiều quận, huyện trong thành phố; Mô hình “Du lịch cộng đồng thân thiện với môi trường và phát triển kinh tế bền vững” tổ chức làm điểm tại xã Việt Hải, huyện Cát Hải, nay nhân rộng đến các huyện Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Kiến Thụy;…

Phó Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh phát biểu tại cuộc làm việc 

Công tác tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, giám sát, phản biện xã hội được thực hiện tăng về số lượng, nâng cao về chất lượng, thiết thực, hiệu quả cao hơn. Số cuộc giám sát, phản biện tăng cao (số cuộc giám sát của thành phố tăng 2,35 lần, phản biện tăng 2,75 lần). MTTQ Việt Nam các cấp tổ chức 1.965 cuộc giám sát, phối hợp giám sát 2.573 cuộc. Nổi bật là: Tổ chức giám sát cán bộ, đảng viên và công tác cán bộ tại 15 quận, huyện ủy (2021), giám sát người đứng đầu đối với 4 đồng chí Bí thư, Chủ tịch huyện, quận và 1 giám đốc sở. Năm 2022; giám sát công tác bầu cử, bảo vệ môi trường, bảo đảm an toàn thực phẩm; công tác kiểm kê, đền bù giải phóng mặt bằng; mức độ hài lòng của người dân với chính quyền, thực hiện công tác giảm nghèo; giám sát việc giải quyết đơn thư, khiếu nại tố cáo của Nhân dân...

MTTQ các cấp tổ chức lấy gần 400.000 phiếu đánh giá sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng xã nông thôn mới, huyện nông thôn mới. Phối hợp tổ chức lấy ý kiến Nhân dân vào các đề án sắp xếp các đơn vị hành chính giai đoạn 2019-2021; đề án xắp xếp, sáp nhập thôn, tổ dân phố và thực hiện việc sắp xếp sáp nhập 1.236 thôn, tổ dân phố thành 547 thôn, tổ dân phố…

 Đoàn công tác của Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam tại cuộc làm việc

Về tình hình triển khai Điều lệ MTTQ Việt Nam trong nhiệm kỳ qua, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam thành phố Hải Phòng cho biết, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp được tổ chức và hoạt động tuân thủ các nguyên tắc tổ chức và hoạt động theo Điều lệ, ban hành quy chế hoạt động quy định nguyên tắc, chế độ làm việc, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của các vị Ủy viên, Ban Thường trực, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể bàn bạc và quyết định theo đa số, có phân công cá nhân phụ trách.

Việc hiệp thương, kiện toàn nhân sự Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp thành phố được Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp thường xuyên quan tâm, tổ chức kiện toàn, củng cố bộ máy hoạt động đúng theo thành phần, chức năng nhiệm vụ mà Điều lệ MTTQ Việt Nam quy định. Theo đó, trong nhiệm kỳ 2019-2024, cấp thành phố: đầu nhiệm kỳ 95 vị, hiện nay 92 vị (số lượng giảm do một số tổ chức thành viên chưa thực hiện kiện toàn nhân sự chủ chốt và một số cá nhân tiêu biểu lĩnh vực tôn giáo do chuyển công tác); Cấp huyện: đầu nhiệm kỳ 791 vị, hiện nay 775 vị (số lượng giảm do thực hiện kiện toàn sáp nhập cấp xã ở một số địa phương và thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy sau sáp nhập); Cấp xã: Số lượng ủy viên từ 32 - 35 thành viên: đầu nhiệm kỳ 7.477 vị, hiện nay 6.866 vị.

Những kiến nghị, đề xuất để phát huy vai trò Mặt trận trong nhiệm kỳ 2024-2029

 Quang cảnh cuộc làm việc

Từ thực tế triển khai trong nhiệm kỳ 2019-2024, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam thành phố Hải Phòng Cao Xuân Liên kiến nghị, Báo cáo Chính trị trình Đại hội MTTQ Việt Nam lần này cần làm rõ hơn, sâu sắc hơn vai trò của MTTQ trong hệ thống chính trị ở nước ta; thể hiện rõ hơn vai trò liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức chính trị- xã hội- nghề nghiệp, các tổ chức xã hội, các tổ chức xã hội- nghề nghiệp, các cá nhân tiêu biểu trong các giai, tầng xã hội, các dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam ở nước ngoài.

Cùng với đó, báo cáo cần đánh giá thật kỹ, thật sâu hoạt động giám sát, phản biện xã hội của MTTQ và các đoàn thể chính trị- xã hội trong 5 năm qua. Các tác động, ảnh hưởng của hoạt động giám sát, phản biện xã hội đối với phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, phát huy dân chủ XHCN và vai trò, vị thế của Mặt trận trong đời sống chính trị- xã hội ở nước ta hiện nay, làm cơ sở đề ra phương hướng, mục tiêu, chỉ tiêu, giải pháp cho nhiệm vụ này trong 5 năm tới; hướng dẫn thống nhất về tổ chức bộ máy chuyên trách của cơ quan Mặt trận cấp tỉnh, cấp huyện tinh gọn, hiệu quả theo nghị quyết của Đảng; tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ ngang tầm với nhiệm vụ của Mặt trận trong tình hình mới…

Kiến nghị đề xuất bổ sung, sửa đổi Điều lệ MTTQ Việt Nam, ông Cao Xuân Liên cho rằng cần nghiên cứu hướng dẫn về tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ Mặt trận cơ sở, đặc biệt là cấp xã và Trưởng Ban Công tác Mặt trận; hướng dẫn về số lượng Ủy viên Ủy ban MTTQ cấp huyện, cấp xã đặc thù ở vùng biên giới, hải đảo ….hoặc giãn biên độ quy định về số lượng Ủy viên Ủy ban đối với cấp này để phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương; cần nghiên cứu hợp nhất các “tổ tự quản” hiện có ở các khu dân cư thành một tổ chức thống nhất chung dưới sự điều hành của các chi bộ (hoặc ban công tác Mặt trận) tại thôn, tổ dân phố theo hướng tinh gọn, hiệu quả…

Đồng thời đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định chế độ hỗ trợ sinh hoạt phí đối với Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp theo Quyết định số 33/2014/QĐ-TTg về “Quy định chế độ hỗ trợ sinh hoạt phí đối với Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp tỉnh và cấp huyện”; Thực hiện chế độ sinh hoạt phí đối với Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam ở tất các cấp;...

Phó Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam thành phố Hải Phòng Đỗ Tràng Thành phát biểu tại cuộc làm việc 
 
 
 Đại diện MTTQ cơ sở tại thành phố Hải Phòng phát biểu tại cuộc làm việc

Tại cuộc làm việc, đại biểu tham dự đã cùng thảo luận, chia sẻ những cách làm hay, sáng tạo trong nhiệm kỳ 2019-2024; từ đó rút ra bài học kinh nghiệm nơi nào cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp, hỗ trợ tạo điều kiện, thì nơi đó MTTQ, các tổ chức thành viên sẽ phát huy tốt vai trò, vị trí, chức năng của mình, đóng góp mạnh hơn, nhiều hơn, có trách nhiệm cao hơn đối với các nhiệm vụ chung; đồng thời nhấn mạnh tới việc đội ngũ cán bộ mặt trận, đoàn thể phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa về tư duy, cách làm, nội dung, phương thức hoạt động để nâng cao vị trí, vai trò, hiệu quả công việc của tổ chức của mình.

Đại biểu tham dự cũng đã chia sẻ trăn trở đối với kế hoạch sát nhập đơn vị hành chính trong thời gian tới song song với việc tổ chức Đại hội MTTQ Việt Nam cấp cơ sở; đồng thời kiến nghị về mức phụ cấp đối với cán bộ MTTQ tại địa phương; kiến nghị sửa đổi về nhiệm kỳ Ban Công tác Mặt trận từ “hai năm rưỡi” thành “5 năm” để thống nhất với nhiệm kỳ Đại hội MTTQ các cấp;...