Chương trình nghệ thuật “Văn hoá các dân tộc - Hội tụ và phát triển” mừng Ngày văn hoá các dân tộc Việt Nam

(Mặt trận) - Tối 16/4, tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) đã diễn ra chương trình nghệ thuật “Văn hoá các dân tộc – Hội tụ và phát triển”, chào mừng Ngày văn hoá các dân tộc Việt Nam 2021.

Chủ tịch Đỗ Văn Chiến chủ trì Hội nghị triển khai công tác hỗ trợ đợt 3 đối với các địa phương bị thiệt hại do cơn bão số 3 (yagi) gây ra

Ban Vận động Cứu trợ Trung ương phân bổ đợt 3 số tiền 948 tỷ đồng hỗ trợ các tỉnh khắc phục hậu quả cơn bão số 3 (yagi)

Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam trao quyết định nghỉ hưu cho các Phó Chủ tịch nhiệm kỳ 2019-2024

 
Đại biểu tham dự chương trình 

Tham dự chương trình có ông Phạm Bình Minh, Ủy viên Bộ Chính trị - Phó Thủ tướng Chính phủ; ông Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng các đại biểu là Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo Ban bộ ngành Trung ương, lãnh đạo các địa phương.

 Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng phát biểu tại chương trình

Phát biểu tại Lễ Khai mạc, ông Nguyễn Văn Hùng, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch nhấn mạnh: Sinh thời, Bác Hồ luôn nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của văn hóa đối với phát triển đất nước. Theo Người, văn hóa chính là hồn cốt của một dân tộc - là những tinh hoa của cộng đồng dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử, văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển. Phát triển văn hóa phải được xem là một trong những đột phá quan trọng nhất để bảo đảm cho sự phát triển bền vững đất nước. Cũng vì ý nghĩa quan trọng đó mà cách đây trên 7 thập niên về trước, Bác Hồ khẳng định “Văn hóa soi đường quốc dân đi”.

Thực hiện tư tưởng của Người, những năm qua, Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị quyết, chính sách về văn hóa, trong đó có việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy những truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc. Trân quý những giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc, sự đa dạng văn hóa trong tổng thể chung của văn hóa Việt Nam, vì vậy, ngày 17/11/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định lấy ngày 19/4 hàng năm là “Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam”.

Gần 13 năm qua, trên khắp mọi miền Tổ quốc, ở các địa phương từ miền núi đến đồng bằng, từ biên giới tới hải đảo, bằng các hoạt động thiết thực, “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” đã lan tỏa và thấm sâu trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, thực sự trở thành Ngày hội lớn để đồng bào các dân tộc gặp gỡ, giao lưu, cùng nhau hòa mình trong các lễ hội truyền thống, trong không gian văn hóa đặc sắc của các dân tộc trên khắp các vùng, miền của Tổ quốc, qua đó góp phần giới thiệu và tôn vinh các giá trị văn hóa tốt đẹp, làm phong phú thêm đời sống tinh thần của nhân dân.

Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cũng nêu rõ, văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định một trong sáu nhiệm vụ trọng tâm đó là: “Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy giá trị văn hoá, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế…”.

“Việc tổ chức các hoạt động nhân ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam là minh chứng sống động trong việc thực hiện nhiệm vụ này”, ông Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng tin tưởng rằng, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trật Tổ quốc Việt Nam, tinh thần đoàn kết, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh hạnh phúc ấy sẽ được khơi dậy từ không gian văn hóa nghệ thuật đậm đà bản sắc; các giá trị truyền thống, văn hóa tốt đẹp của cộng đồng 54 dân tộc sẽ tiếp tục được quan tâm bảo tồn, trao truyền và phát huy, không chỉ trở thành một tài sản tinh thần cho con cháu mà còn là một tài nguyên vô tận, là động lực cho sự phát triển bền vững của đất nước.

 
 
 
Các tiết mục nghệ thuật tại chương trình 

Lễ khai mạc Ngày văn hoá các dân tộc Việt Nam được bắt đầu với phần biểu diễn có chủ đề “Tam linh - Nghĩa khí - Vịnh xuân đất Tổ”. Đây là màn hòa tấu trống đồng và phần biểu diễn thể hiện những nét văn hóa tiêu biểu đặc trưng thời kỳ Văn Lang, Âu Lạc, ca ngợi truyền thống dựng nước và giữ nước từ ngàn đời của dân tộc ta; khơi dậy truyền thống yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, gìn giữ bản sắc văn hóa trong cộng đồng 54 dân tộc; tôn vinh ngày truyền thống Văn hóa các dân tộc... qua đó nêu cao ý thức, trách nhiệm của toàn Đảng và các tầng lớp nhân dân trong việc bảo vệ gìn giữ các di sản văn hóa, bản sắc dân tộc, truyền thống dân gian tạo cơ  sở củng cố, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân và phát triển nên văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.