Yêu nước trước hết là tôn trọng pháp luật

Không ai có thể nhân danh lòng yêu nước để phá hoại tài sản công, đốt trụ sở, tấn công cảnh sát như những người gây bạo động ở Bình Thuận ngày 11/6. Yêu nước trước hết là tôn trọng pháp luật.

Kon Tum:100% khu dân cư tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc

Lạng Sơn: 100% khu dân cư tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024

Bắc Giang: 100% khu dân cư tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết

 Ôtô tại trụ sở Phòng PCCC Bình Thuận ở Phan Rí Cửa bị đốt cháy, nâng tổng số xe của các cơ quan công quyền bị phá huỷ lên con số 12. Ảnh: VnExpress.

Những người này đã không có trách nhiệm công dân, đầu tiên là trách nhiệm với chính họ và gia đình của họ.

Nếu muốn phản biện một dự luật hay một chính sách, có rất nhiều cách để thể hiện, kể cả xuống đường tuần hành một cách ôn hòa, có trật tự. Nhưng một số người đã không lựa chọn cách đó, mà tổ chức lôi kéo phá hoại, gây bạo động. Không thể cho rằng những người gây ra bạo động là vì mục đích phản biện các dự luật, mà họ bị xúi giục gây rối. Những người chủ trương đóng góp ý kiến phản biện nghiêm túc, tuần hành trong ôn hòa không bao giờ ủng hộ hành động phá hoại của những nhóm người này.

Tấn công cảnh sát, đốt xe và trụ sở là vi phạm pháp luật. Nhiều người bị tạm giữ, có thể bị tù tội. Ai sẽ khổ? Chính họ và gia đình, cha mẹ, vợ con của họ.

Anh chị em công nhân làm việc ở các nhà máy cũng vậy. Chỉ cần thiếu kiềm chế, tham gia vào những băng nhóm phá hoại. Nay mai mất việc làm, bản thân và gia đình của mình đói rách, con cái thất học, tương lai đi về đâu. Chưa kể, có thể bị khởi tố hình sự, từ một người lao động lương thiện trở thành tội phạm vì một hành động nông nổi. Lúc đó, ân hận cũng đã quá muộn.

Và trách nhiệm với xã hội.

Tự cho mình có quyền đập phá vì bức xúc, cho dù là bức xúc trước tình trạng tham nhũng đi nữa, thì đốt xe hay phá phách công sở có làm sứt mẻ tên tham nhũng nào không? Chắc chắn là không! Chỉ có thiệt hại tài sản của Nhà nước, rồi đây ngân sách phải chi ra để mua sắm, sửa chữa. Đó là gây thiệt hại cho xã hội.

Người dân đang sống bình yên, địa phương khai thác kinh tế du lịch, thì những vụ gây bạo loạn chính là xua đuổi du khách. Nhà hàng, khách sạn, người dân buôn bán kinh doanh mất cơ hội làm ăn.

Các bạn công nhân thử hình dung, chỉ cần một vụ gây rối, doanh nghiệp thiệt hại ghê gớm. Các nhà đầu tư sẽ sợ hãi, rút khỏi Việt Nam khi thấy môi trường đầu tư không an toàn. Các bạn mất việc làm và nhiều người khác thất nghiệp. Kéo theo thất nghiệp sẽ là tệ nạn xã hội, đất nước không thể phát triển vì những gánh nặng này.

Nên nhớ rằng, kẻ thù không bao giờ muốn nước Việt Nam giàu có, hùng cường, cho nên những hành vi phá hoại đất nước chẳng khác nào tiếp tay cho những mưu đồ xấu xa, thâm độc đó.