Xây dựng các mô hình tự quản trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Bảo Lâm

(Mặt trận) -Huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng hiện là nơi sinh sống của 22 dân tộc anh em; trong đó, có 21 dân tộc thiểu số (DTTS), phân bố xen kẽ ở 13 xã và 1 thị trấn. Địa phương có đông đồng bào DTTS sống tập trung bao gồm các xã Lộc Bắc, Lộc Bảo, Lộc Lâm, Lộc Phú, B’Lá, Lộc Tân, Lộc Thành và Lộc Nam...

Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc thăm, chúc Tết tại Hà Giang

Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội tặng quà Tết tại phường Long Biên

An Giang: Mảnh đất giàu lòng nhân ái

 Nhờ đa dạng các loại cây trồng, đời sống của người dân vùng đồng bào DTTS huyện Bảo Lâm không ngừng được cải thiện, nâng cao

Thống kê của Phòng Dân tộc huyện Bảo Lâm cho biết, trong tổng số 30.140 hộ, với 120.860 khẩu hiện có của toàn huyện thì số hộ DTTS là 8.325 hộ, với 33.817 khẩu, chiếm gần 30% dân số. Số hộ đồng bào DTTS đông, đại đa số chỉ mới tốt nghiệp tiểu học và trung học cơ sở, nên việc người dân nơi đây tự tìm hiểu, rồi áp dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi để nâng cao đời sống là hết sức khó khăn. Vì vậy, huyện Bảo Lâm xác định công tác dân vận trong vùng đồng bào DTTS đóng vai trò cực kỳ quan trọng, trở thành nhiệm vụ thường xuyên, cũng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Thời gian qua, Bảo Lâm đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức các hội nghị quán triệt những nội dung, quan điểm chỉ đạo của Đảng về công tác dân vận vùng đồng bào DTTS. Cùng với đó, địa phương này cũng luôn quan tâm, thực hiện tốt chính sách dân tộc vùng đồng bào DTTS. Ngoài ra, Bảo Lâm còn tạo điều kiện thuận lợi nhất có thể để phát triển kinh tế - xã hội trong vùng đồng bào DTTS, bằng việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại các xã khó khăn, song song với việc tuyên truyền, vận động người dân nơi đây chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây trồng, vật nuôi cho đồng bào DTTS nhận thức phát triển kinh tế của người dân nơi đây không ngừng thay đổi theo hướng ngày một tích cực. Đến nay, trên địa bàn huyện Bảo Lâm đã hình thành nhiều mô hình kinh tế hiệu quả. Nổi bật về tính hiệu quả phải kể đến mô hình tín dụng - tiết kiệm. Hiện, Bảo Lâm đang duy trì 230 tổ tiết kiệm, hùn vốn. Các tổ tiết kiệm, hùn vốn này, đã hỗ trợ rất nhiều gia đình phát triển kinh tế, tăng thêm thu nhập. Đặc biệt, từ năm 2016 đến nay, các mô hình tự quản trong vùng đồng bào DTTS đã phối hợp tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia đóng góp hơn 100 tỷ đồng, hiến trên 200.000 m2 đất, đóng góp hơn 100.000 ngày công lao động để nâng cấp, cải tạo đường làng, ngõ xóm sáng - xanh - sạch - đẹp, góp phần xây dựng khu dân cư khang trang, an toàn, an ninh.

Theo Ban Dân vận Huyện ủy Bảo Lâm, thời gian qua, toàn huyện có trên 500 mô hình tự quản của Nhân dân được xây dựng. Trong đó, 128 mô hình tự quản về an ninh trật tự, 125 mô hình tự quản về bảo vệ môi trường, 135 mô hình tự quản về xây dựng khu dân cư tiêu biểu, 15 mô hình tự quản về khu dân cư kiểu mẫu, hơn 100 mô hình tự quản về kinh tế... Cùng với chính quyền, các mô hình tự quản tích cực tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho người dân, bên cạnh vận động người dân tích cực hơn trong lao động, sản xuất, góp phần quan trọng giúp tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong vùng đồng bào DTTS giữ vững sự ổn định, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm qua từng năm, khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng được củng cố, nâng cao.

Để nâng cao chất lượng hoạt động của các mô hình tự quản trong vùng đồng bào DTTS, thời gian tới, Bảo Lâm sẽ chú trọng bồi dưỡng, phát triển cán bộ có kinh nghiệm, trình độ, năng lực công tác đáp ứng yêu cầu trong tình hình hiện nay, nhất là ưu tiên đội ngũ người có uy tín, già làng để công tác dân vận ngày càng có chiều sâu. Tham mưu đầu tư phát triển hạ tầng vùng đồng bào DTTS, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở trong triển khai thực hiện các cơ chế chính sách về dân tộc và miền núi. Phối hợp chặt chẽ giữa công tác dân vận vùng đồng bào DTTS với đấu tranh chống mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch, ngăn chặn có hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống vùng đồng bào DTTS. Tập trung vận động người dân xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, gìn giữ và phát huy các di sản văn hóa dân tộc.

N.B