Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Tĩnh tổ chức Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất

(Mặt trận) -Chiều 4/2, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Tĩnh tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ nhất để thỏa thuận về cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Hà Nam: Tập huấn kỹ năng tuyên truyền, vận động cho thành viên ban công tác Mặt trận

Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024-2029

Hội nghị Ủy ban MTTQ tỉnh Phú Thọ lần thứ Ba - khóa XV, nhiệm kỳ 2024- 2029

 

Dự hội nghị có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban Bầu cử tỉnh Trần Thế Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trần Tú Anh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh và Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Trần Nhật Tân.

Khai mạc hội nghị, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Trần Nhật Tân nhấn mạnh: "Hội nghị nhằm thống nhất cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Sau khi nghe trình bày về cơ cấu, thành phần, số lượng người theo quy định, hội nghị sẽ tiến hành thảo luận, bỏ phiếu kín để thống nhất các nội dung liên quan".

Hội nghị đã được nghe Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trần Tú Anh trình bày cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Căn cứ Nghị quyết số 1185/NQ-UBTVQH14 ngày 11/1/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự kiến cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội khóa XV và Nghị quyết số 1193/NQ-UBTVQH14 ngày 23/1/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến số lượng, cơ cấu, thành phần người của các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương và địa phương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, số lượng, cơ cấu và thành phần đại biểu Quốc hội khóa XV của tỉnh Hà Tĩnh được phân bổ như sau:

Tổng số đại biểu Quốc hội được bầu là 7. Số đại biểu cư trú và làm việc tại địa phương dự kiến được phân bổ theo cơ cấu định hướng là 4; trong đó, gồm lãnh đạo chủ chốt của tỉnh, đại biểu chuyên trách, đại biểu quân đội, tòa án. Cơ cấu kết hợp do địa phương giới thiệu: phụ nữ giới thiệu ứng cử, đại biểu ngoài Đảng, đại biểu trẻ tuổi (dưới 40 tuổi), đại biểu tái cử.

Hội nghị đã được nghe Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Hoàng Anh Đức trình bày dự kiến của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh về cơ cấu, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Tại hội nghị, đã có 8 ý kiến thảo luận. Trong đó, có ý kiến cho rằng: trong tổng số đại biểu Quốc hội được bầu là 7 người, cần điều chỉnh theo hướng tăng đại biểu cư trú và làm việc tại địa phương, giảm đại biểu do Trung ương giới thiệu.

Đóng góp ý kiến vào số đại biểu cư trú và làm việc tại địa phương dự kiến được phân bổ theo cơ cấu định hướng; đại biểu cho rằng, đại biểu quân đội và đại biểu tòa án đều thuộc khối Nội chính, do vậy cần có sự điều chỉnh, lựa chọn các đại biểu thuộc khối kinh tế, văn hóa… để có thể tham gia toàn diện hơn ở các lĩnh vực.

Về cơ cấu đại biểu tái cử, cần điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn tại địa phương.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng - Phó Chủ tịch Ủy ban Bầu cử tỉnh ghi nhận những ý kiến đóng góp tâm huyết, trách nhiệm của đại biểu trong việc lựa chọn những đại biểu Quốc hội đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân. Đồng thời, phân tích thêm một số nội dung về số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu để đề nghị Hội đồng Bầu cử quốc gia xem xét, điều chỉnh phù hợp.Hội nghị lấy ý kiến bằng hình thức bỏ phiếu kín các nội dung liên quan đến hiệp thương số lượng, cơ cấu, thành phần của các đại biểu.

P.V