Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Giang tập huấn cho 300 Chủ tịch MTTQ cấp huyện và xã

(Mặt trận) -Từ ngày 10 đến 12/5, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh, Trường Chính trị tỉnh Bắc Giang phối hợp tổ chức lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ cho gần 300 cán bộ là Chủ tịch MTTQ cấp huyện và xã.

Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc thăm, chúc Tết tại Hà Giang

Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội tặng quà Tết tại phường Long Biên

An Giang: Mảnh đất giàu lòng nhân ái

Tại đây, các đại biểu được lãnh đạo MTTQ tỉnh phổ biến nội dung triển khai thực hiện quy hoạch tỉnh Bắc Giang trong thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050. Trong đó nhấn mạnh Bắc Giang là tỉnh đầu tiên trong cả nước vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. 

 Đồng chí Giáp Ngọc Giang, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Giang truyền đạt một số nội dung chủ yếu của quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Bắc Giang đặt mục tiêu đến năm 2030 phát triển nhanh, toàn diện và bền vững. Công nghiệp là động lực chủ yếu cho tăng trưởng gắn với phát triển không gian mới, đưa Bắc Giang trở thành một trong những trung tâm phát triển công nghiệp của vùng; dịch vụ phát triển đa dạng có bước đột phá. Đến năm 2050, trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại, phát triển toàn diện, bền vững.

Để hoàn thành mục tiêu này, MTTQ các cấp cần phát huy vai trò, huy động sức dân, chung tay cùng cấp ủy, chính quyền thực hiện từng nhiệm vụ trọng tâm, theo lộ trình. 

 Các đại biểu dự buổi tập huấn.

Đối với chuyên đề nâng cao vai trò của MTTQ các cấp trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở cấp xã, phường, thị trấn, các đại biểu được hướng dẫn nội dung liên quan như: Ban hành kế hoạch; công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; củng cố tổ chức hoạt động của các ban thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tư của cộng đồng. 

Cùng đó nhấn mạnh vai trò của MTTQ các cấp, đặc biệt là việc chủ động nắm tình hình, phối hợp giải quyết các vụ việc phức tạp phát sinh từ cơ sở; tích cực tham gia công tác hòa giải, tiếp dân. Tăng cường giám sát, phản biện xã hội; kiểm tra việc thực hiện nội dung kiến nghị đề xuất sau giám sát của các cơ quan, đơn vị, địa phương. 

Dịp này, các nội dung cơ bản của phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới”; nâng cao chất lượng công tác dân tộc, tôn giáo và đối ngoại nhân dân trong tình hình mới cũng được truyền đạt tới các đại biểu. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng hoạt động mặt trận ở cơ sở, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. 

 K.N